Không phải ngẫu nhiên, khách hàng quyết định lựa chọn và sử dụng một sản phẩm/ dịch vụ của một thương hiệu bất kỳ. Để đưa ra sự chọn lựa, sử dụng và tiếp tục tái sử dụng một sản phẩm/ dịch vụ trong tương lai thì người dùng sẽ phải trải qua quá trình. Nó được gọi là hành trình mua hàng của khách hàng. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu rõ hơn những thông tin chi tiết về thuật ngữ này nhé!
Customer journey hay hành trình mua hàng của khách hàng là quá trình một khách hàng trải nghiệm từng khâu dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Trải nghiệm này bắt đầu từ khi biết đến thông tin sản phẩm/dịch vụ cho đến khi trở thành khách hàng trung thành của sản phẩm/ dịch vụ đó.
Khách hàng có thể biết đến công ty bạn từ nhiều kênh thông tin truyền thông khác nhau (marketing; lời giới thiệu; công cụ tìm kiếm). Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo tất cả các điểm chạm kể từ khâu tiếp nhận phải khiến khách hàng của mình hài lòng.
Bản đồ hành trình mua hàng của khách hàng (Customer Journey map): Là bản đồ ghi lại cụ thể thông tin trải nghiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp. Customer Journey map được thể hiện bằng một báo cáo trực quan để doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trên thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh, ai cũng muốn tạo cho khách hàng của mình những trải nghiệm tốt nhất, người chiến thắng là người nắm bắt được tâm lý khách hàng. Việc xác định journey map chính xác giúp doanh nghiệp có “chỗ đứng” trên thị trường, tạo được vị thế cạnh tranh và là “đối thủ đáng gờm” cho các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực khác.
Một số lợi ích trong tầm tay mà bản đồ hành trình mua hàng của khách hàng mang lại cho doanh nghiệp:
Tóm lại, journey map thực sự rất quan trọng để doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng của mình từ độ tuổi, mong muốn, thắc mắc cần giải đáp, sở thích, hành vi… sau đó có sự điều chỉnh điểm chạm sao cho thích hợp.
Thuật ngữ customer journey vốn đã rất quen thuộc đối với thị trường quốc tế. Dưới đây là một số mẫu hành trình mua hàng của khách hàng phổ biến hiện nay để mọi người tham khảo:
Mẫu customer journey dành cho doanh nghiệp Ecommerce
Một mẫu customer journey trong sự tương quan giữa kênh Online và Offline
Một mô hình customer journey cho kênh online
Mẫu hành trình mua hàng của khách hàng trên kênh Website
Việc đầu tiên luôn là xác định mục tiêu công việc với những câu hỏi:
Để từ đó áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Tạo hồ sơ khách hàng là bước tiếp theo trong hành trình xác định journey map. Tiến hành các cuộc khảo sát quy mô là công việc không thể thiếu nếu bạn muốn nhận được phản hồi của khách hàng. Hệ thống câu hỏi sẽ tùy theo từng nhu cầu của doanh nghiệp, dưới đây là một số câu hỏi thường được sử dụng:
Sau khi thu thập ý kiến, bạn sẽ tổng hợp và vẽ ra đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình. Từ đó các chiến dịch marketing dễ dàng thu hẹp đối tượng cần tiếp cận và đánh trúng mục tiêu hơn.
Touch point hay điểm chạm hành trình mua hàng của khách hàng là yếu tố quan trọng tiếp theo cần xác định. Đây là nơi khách hàng tương tác trực tiếp với doanh nghiệp, nên bạn phải nỗ lực để sắp xếp, xây dựng các điểm chạm tạo lấy được thiện cảm tốt nhất từ khách hàng. Điểm chạm rất đa dạng với mỗi kênh website, mạng xã hội, kênh quảng cáo, báo chí…
Thống kê chi tiết những tương tác của khách hàng tại điểm chạm trong chiến dịch kinh doanh của công ty bán (lượt tiếp cận, lượt nhấp, lượt bình luận, lượt nhắn tin…). Từ đó để xác định đâu là kênh truyền thông bạn cần đầu tư nhất trong chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Đâu là yếu tố khiến khách hàng quan tâm đến doanh nghiệp của bạn? Có phải thông điệp mà bạn truyền tải trong sản phẩm/dịch vụ đã đánh trung điểm “nỗi đau” của họ? Cần thiết phải xác định rõ điều này để biết bạn đang thực hiện rất tốt vấn đề gì và cần khắc phục vấn đề gì?…
Xác định tất cả các yếu tố đang làm rào cản việc khách hàng tiếp cận thông tin doanh nghiệp của bạn, để kịp thời nắm bắt và giải quyết.
VD: Giai đoạn để đăng ký mua hàng quá phức tạp; website của bạn đang lỗi; phí ship quy định quá cao; thời gian ship hàng lâu; không ghi rõ giá cả sản phẩm…
Dưới đây là các yếu tố nên được xuất hiện trên bản đồ:
Xác định các yếu tố đầu vào tham gia để lập nên một bản đồ hành trình mua hàng của khách hàng: nguồn nhân lực, máy móc, công nghệ, truyền thông… Từ đó ước lược chính xác ngân sách, các bước để có một customer journey map hoàn hảo.
Bạn không thể áp dụng kế hoạch xây dựng customer journey map một tập đoàn lớn vào một doanh nghiệp nhỏ. Việc nên làm là liệt kê nguồn nhân lực đang có kế hoạch xây dựng bản đồ quy mô hành trình mua hàng của khách hàng thích hợp nhất.
Sau khi đã có tất cả các dữ liệu cần thiết, việc cuối cùng là vẽ ra bản đồ một cách đầy đủ, khoa học và dễ hiểu nhất. Điều này giúp tất cả các phòng ban có thể dễ dàng nắm bắt, hiểu và thực hiện nó.
Hành trình mua hàng của khách hàng sẽ không rập khuôn từ ngày này qua ngày khác. Ở mỗi một thời điểm, khách hàng sẽ thay đổi thái độ, tư duy và cách thức mua hàng của họ. Bởi vậy, hành trình khách hàng cũng sẽ thay đổi. Để tối ưu hành trình trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, bạn có thể cân nhắc các lưu ý sau:
Đã có ai đó nói với bạn rằng, quảng cáo Facebook là cách đơn giản nhất để kiếm khách và chốt đơn hàng. Điều đó đúng nếu bạn sở hữu kỹ thuật chạy quảng cáo Facebook đỉnh cao và Content không thể chất lượng hơn
Nhiều người đang truyền tai nhau về phương thức kiếm tiền đơn giản mang tên MMO, chỉ cần làm trên điện thoại có ngay hàng chục triệu mỗi tháng. Vậy MMO là gì
Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để xây dựng được một mô hình kinh doanh thành công
Gửi email mặc dù là một cách tiếp cận đã khá truyền thống nhưng có khả năng tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu. Đó là lý do tại sao Email Marketing vẫn được ưu ái lựa chọn trong chiến lược bán hàng của nhiều doanh nghiệp
Marketing 5.0 lên ngôi với sứ mệnh “khách hàng là thượng đế” khiến cho việc nắm bắt tâm lý khách hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Customer insight là cụm từ không mấy xa lạ, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ insight là gì
Đối với các doanh nghiệp việc tìm hiểu rõ được quyết định mua hàng của người tiêu dùng sẽ giúp cho họ đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trải nghiệm người dùng (UX) là một trong những thuật ngữ khá quan trọng trong digital marketing của các doanh nghiệp
Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan những vấn về marketing thời trang cho doanh nghiệp để các bạn tham khảo
Chiến lược 7P trong marketing hay marketing mix được xem là chất keo giúp kết nối và gắn kết doanh nghiệp với khách hàng.