Trong marketing, Content Direction cũng được xem là một trong những yếu tố cốt lõi giúp thu hút và tiếp cận khách hàng. Chính vì vậy, việc định hướng và xây dựng content direction là vô cùng quan trọng và cần được thực hiện sớm. Vậy, làm thế nào để xây dựng Content Direction dài hạn và hiệu quả nhất.
Mặc dù ngày nay người ta rất ít đề cập đến định nghĩa Content Direction là gì nhưng để có cái nhìn rõ hơn, chúng ta cũng nên tìm hiểu. Content Direction được hiểu đơn giản là một chiến lược nội dung tổng quát cho từng giai đoạn hoặc cả một chiến dịch truyền thông lớn. Nó được ví như là nền móng phát triển bền vững cho mỗi chiến dịch
Hệ thống Content Direction thường sẽ bao gồm nhiều yếu tố, trong đó những yếu tố chính cần có gồm:
Với định nghĩa về Content Direction ở trên, chắc bạn vẫn chưa hình dung ra được nó là làm những gì. Vậy, hãy thử cùng phân tích một ví dụ về Content Direction sau:
Ví dụ, nhu cầu sắp tới của bạn là muốn đến Phú Quốc để du lịch. Thế nhưng bạn chưa từng đến đây và cũng không hiểu gì về thành phố này. Vậy, công việc bạn cần làm để có một chuyển du lịch hoàn hảo là gì?
Đầu tiên, bạn cần xác định vị trí điểm đến cách mình bao xa? Bạn cần phải đi đến đó bằng phương tiện nào? Việc di chuyển ở đó sẽ phải xoay sở ra sao? Liệt kê các điểm đến mà bạn muốn đến và xem cần đi theo lộ trình nào là thuận tiện nhất,…
Có rất nhiều điều bạn cần phải chuẩn bị để có được một chuyến đi thuận lợi. Ví dụ này cũng giống như việc bạn xây dựng Content Direction vậy. Bạn cần có định hướng công việc cần thực hiện để có thể đi đúng đến đích như dự kiến ban đầu.
Như đã nói ở trên, Content Direction không chỉ là một chiến lược nội dung lớn mà nó còn là sự chuẩn bị cho một giai đoạn cụ thể nào. Trong một chiến dịch marketing, thật khó để bạn có thể hoạch định chi tiết được một giai đoạn dài bởi nó sẽ có nhiều sự thay đổi cần phải triển khai gấp theo xu hướng thị trường. Tuy nhiên, có những trường hợp Content Direction rất quan trọng và bạn cần thực hiện càng sớm càng tốt như:
Đối với thương hiệu hoàn toàn mới hoàn toàn đang trong quá trình chuẩn bị ra mắt thị trường, giai đoạn đầu tiên chính là tăng sự nhận diện thương hiệu, sản phẩm chính với khách hàng. Xây dựng Content Direction chính là việc xây dựng nội dung sao cho phù hợp với mục tiêu là branding.
Cụ thể, ở giai đoạn này cần có bao nhiêu bài content để đẩy mạnh về sản phẩm và thương hiệu? Nội dung đó hướng đến đối tượng mục tiêu nào? Cần phải ra những bài dạng nào ở thời điểm nào cho phù hợp, tiếp cận được nhiều người dùng nhất?….
Nếu hoạt động trên các sàn thương mại điện tử, chắc hẳn bạn cũng biết nơi đây có rất nhiều chiến dịch push sale vào những ngày cố định như Black Friday, kỷ niệm sinh nhật, 11-11, 12-12,… Để mỗi chiến dịch đều diễn ra thành công, thu hút khách hàng, tăng doanh số, bạn cần xây dựng một kế hoạch Content Direction theo từng mục tiêu promotion, push sale.
Một kênh truyền thông không thể phát triển bền vững, lâu dài nếu không có những chiến lược, kế hoạch cụ thể. Và việc xây dựng Content Direction là vô cùng cần thiết để bạn xác định được ở từng thời điểm cần lên những nội dung, chủ đề hay chương trình nào để phù hợp và thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu.
Với các kênh truyền thông, thậm chí bạn còn cần phải xây dựng Content Direction định hướng nội dung theo tuần, quý, tháng, năm để không bị bỏ sót và phát triển một cách lâu dài nhất.
Mục đích cuối cùng của việc xây dựng Content Direction là để giúp bạn có những định hướng nội dung đúng hướng. Và để có được một chiến lược Content Direction hiệu quả, bạn cần phải trải qua các bước:
Bạn đang cần xây dựng Content Direction để làm gì? Đó là câu hỏi đầu tiên bạn cần phải trả lời trước khi tiến hành đi vào chi tiết. Hãy nhận định xem, ở giai đoạn này, doanh nghiệp, thương hiệu của bạn đang cần giải quyết vấn đề gì? Ví dụ như:
Mỗi mục tiêu sẽ có những cách triển khai khác khác nhau. Vì vậy, việc xác định mục tiêu sẽ là điều đầu tiên bạn cần làm trong quá trình xây dựng Content Direction.
Đây là bước vô cùng quan trọng khi xây dựng Content Direction. Bởi xác định được mục tiêu sẽ giúp bạn có được hướng đi cụ thể để có những nội dung phù hợp, nhắm đúng đối tượng. Ngoài ra, việc làm này còn giúp bạn biết được trong chiến dịch này cần phải dùng đến những phương tiện nào (KOL, bài đăng blog, review, video, hình ảnh,….), các kênh phân phối để đẩy mạnh nội dung (SEO, mạng xã hội, diễn đàn,…)
Và để xác định được khách hàng mục tiêu bạn cần phân tích, tìm hiểu chi tiết xem sản phẩm/dịch vụ của mình hướng đến ai (cụ thể là có giới tính, độ tuổi, sở thích,… như thể nào). Lúc này, ngoài nghiên cứu thị trường chung bạn có thể tham khảo ý kiến từ Account- Người làm việc trực tiếp với khách hàng của bạn.
Đối thủ cạnh tranh như là một tấm gương để bạn có thể vừa học hỏi vừa rút ra kinh nghiệm cho chiến dịch của mình. Nhìn vào những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm, bạn sẽ thấy được những điều không nên làm hay những gì họ đang thiếu để mình tận dụng, phát triển.
Đây cũng là một bước cần thiết để giúp bạn biết được mình có thể thực hiện chiến lược Content Direction ở những phương tiện nào? Phân chia chi phí cho từng giai đoạn của chiến dịch sao cho phù hợp.
Sau khi đã có những phân tích cụ thể, giờ đây bạn đã có thể triển khai chiến lược Content Direction một cách chi tiết. Hãy nhớ là phải thật chi tiết nhất có thể từ nội dung, hình ảnh, video định cho vào trong từng bài cho đến thời gian lên bài, kế hoạch đẩy bài,….
Một điều cần nhớ rằng, content ngày nay không chỉ đơn thuần là câu chữ mà nó còn phải có sự kết hợp của hình ảnh, âm thanh và yếu tố quan trọng tiên quyết đó chính là điểm nhấn. Cụ thể hiện nay, điều khách hàng chú ý đầu tiên chính là hình ảnh. Vì vậy, hình ảnh của bài viết hay hình ảnh xuất hiện đầu tiên trong video đều cần thể hiện được nội dung khiến khách hàng cảm thấy hứng thú, muốn tìm hiểu.
Ngoài những nội dung về sản phẩm/dịch vụ cung cấp cũng cần phải thu hút, bổ ích thì mới có thể giữ chân được khách hàng. Mỗi nội dung đưa ra cần hướng thẳng đến khách hàng mục tiêu, thể hiện sự quan tâm đến họ. Có như vậy, chiến lược Content Direction của bạn mới đạt hiệu quả.
Một chiến lược Content Direction sẽ là một chặng đường dài và phải mất thời gian, công sức để có được kết quả như mong muốn. Nhưng làm bất kể một điều gì cũng vậy, thành công đến quá nhanh đôi khi sẽ khiến bạn chủ quan, nhưng một chiến lược lâu dài, bài bản sẽ là một bước đệm bền vững để bạn có thể tự tin hơn trong mọi cuộc chơi.
Đã có ai đó nói với bạn rằng, quảng cáo Facebook là cách đơn giản nhất để kiếm khách và chốt đơn hàng. Điều đó đúng nếu bạn sở hữu kỹ thuật chạy quảng cáo Facebook đỉnh cao và Content không thể chất lượng hơn
Nhiều người đang truyền tai nhau về phương thức kiếm tiền đơn giản mang tên MMO, chỉ cần làm trên điện thoại có ngay hàng chục triệu mỗi tháng. Vậy MMO là gì
Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để xây dựng được một mô hình kinh doanh thành công
Gửi email mặc dù là một cách tiếp cận đã khá truyền thống nhưng có khả năng tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu. Đó là lý do tại sao Email Marketing vẫn được ưu ái lựa chọn trong chiến lược bán hàng của nhiều doanh nghiệp
Marketing 5.0 lên ngôi với sứ mệnh “khách hàng là thượng đế” khiến cho việc nắm bắt tâm lý khách hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Customer insight là cụm từ không mấy xa lạ, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ insight là gì
Đối với các doanh nghiệp việc tìm hiểu rõ được quyết định mua hàng của người tiêu dùng sẽ giúp cho họ đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trải nghiệm người dùng (UX) là một trong những thuật ngữ khá quan trọng trong digital marketing của các doanh nghiệp
Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan những vấn về marketing thời trang cho doanh nghiệp để các bạn tham khảo
Chiến lược 7P trong marketing hay marketing mix được xem là chất keo giúp kết nối và gắn kết doanh nghiệp với khách hàng.