Tỷ lệ thoát trang (Bounce rate) là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình SEO. Vì vậy, có rất nhiều thắc mắc liên quan đến cách tính và tối ưu tỷ lệ thoát hay Bounce rate bao nhiêu là tốt? Để hiểu rõ hơn về yếu tố này, hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Với một SEOer, chắc hẳn Bounce Rate không phải là một thuật ngữ xa lạ gì. Thế nhưng với những người mới tìm hiểu về SEO lại khác. Vì vậy, hãy cùng khám phá các kiến thức SEO cơ bản về Tỷ lệ thoát trong Google Analytics.
Bounce rate là tỷ lệ người dùng truy cập vào website của bạn sau đó rời đi ngay mà không có thêm bất kỳ một hành động tương tác nào trên trang như nhấp vào bất kỳ một mục hay một liên kết nội bộ nào.
Khi đó, máy chủ Google Analytics không nhận được kích hoạt từ người dùng truy cập, chúng sẽ tự động tính vào tỷ lệ thoát trang. Yếu tố này giúp Google đánh giá được chất lượng website của bạn hoặc xem người dùng truy cập thông tin đó có phù hợp với mục đích trang web của bạn không.
Bounce rate là gì?
Tỷ lệ thoát cao cho thấy người dùng không có hứng thú khi truy cập vào một trang web nào đó. Lý do có thể là vì:
Để xem tỷ lệ thoát trang trên website của mình, bạn chỉ cần truy cập vào Google Analytics => Chọn mục Đối tượng => Chọn Tổng quan để biết chỉ số Bounce rate
Cách xem chỉ số Bounce rate
Chính bởi tầm quan trọng của tỷ lệ thoát trang nên không ít SEOer thắc mắc rằng liệu bounce rate bao nhiêu là tốt nhất cho website? Tuy nhiên, không có một con số cụ thể nào để khẳng định điều này. Chỉ số Bounce rate càng thấp (ít người thoát khỏi trang) thì càng tốt.
Bounce Rate càng thấp chứng tỏ càng ít người dùng thoát khỏi trang
Tỷ lệ thoát trang còn tùy thuộc vào loại hình, lĩnh vực hoạt động của Website. Chẳng hạn, với những website thuộc dạng tin tức, người dùng sẽ dễ dàng tương tác hơn vì sẽ có nhiều thông tin có thể thu hút họ. Từ đó, Bounce Rate sẽ thấp. Còn với những Website quảng cáo, hay trang web được người dùng tìm kiếm, điểm Bounce Rate sẽ cao hơn nhiều bởi họ chỉ quan tâm đến những ý muốn tìm và sẽ không có nhu cầu tương tác nhiều.
Cách tính bounce rate cũng là yếu tố mà các SEOer quan tâm. Giống với exit rate hay time on site, tỷ lệ thoát đã được tính sẵn và tích hợp trên Google Analytics. Còn nếu bạn muốn tự tính để xem chúng phụ thuộc vào những yếu tố nào thì có thể tham khảo công thức tính tỷ lệ thoát trong Google Analytics của một trang web như sau:
Bounce Rate của Website = Tổng lượt thoát (bounce) trong khoảng thời gian nhất định/Tổng số lần truy cập (entrance) trong cùng một khoảng thời gian đó.
Công thức tính tỷ lệ thoát trang của một trang web
Ngoài việc tìm cách giảm tỷ lệ thoát trong Google Analytics, bạn cũng cần phải biết điều gì khiến cho chỉ số Bounce Rate cao. Có rất nhiều yếu tố quyết định đến chỉ số Bounce rate:
Tùy theo giai đoạn mà người dùng có những mục đích tìm kiếm khác nhau. Vì thế, việc đưa đúng nội dung cho đúng đối tượng ở mỗi thời điểm luôn là điều quan trọng.
Bởi nếu website của bạn không cung cấp thông tin thỏa mãn mục đích tìm kiếm, người dùng sẽ thoát khỏi trang ngay. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người dùng vẫn rời đi kể cả khi trang web có đầy đủ thông tin họ cần. Lúc này có thể là do website của bạn không biết cách thu hút khách hàng khiến họ không có nhu cầu phải click sang trang khác.
Những loại hình website khác nhau sẽ có chỉ số Bounce Rate khác nhau. Ví dụ với một blog thì việc người dùng vào đọc bài và thoát ra ngay là điều bình thường. Và website dạng này thường sẽ có chỉ số Bounce Rate cao. Vì thế, hãy chỉ tập trung vào tỷ lệ thoát của website mình để tìm cách khắc phục.
Bounce Rate cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình website
Chắc chắn rồi, một trang web thu hút, trình bày gọn gàng, đúng trọng tâm, đẹp mắt sẽ khiến người truy cập có cảm tình hơn là một website ngập tràn quảng cáo, chữ xếp lộn xộn. Lúc này, cách tốt nhất để giảm Bounce Rate là tối ưu website một cách tốt nhất.
Về điểm này, bạn cần phải tìm hiểu về UX (User Experience – Trải nghiệm người dùng) để cải thiện bố cục, kiến thức website và UI (User Interface – Giao diện người dùng) để thay đổi tính thẩm mỹ website: màu sắc, hình ảnh, kiểu thiết kế giao diện Front End,…
Như đã nói ở trên, mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì chỉ số Bounce Rate cũng sẽ có sự thay đổi. Dưới đây là chỉ Bounce Rate trung bình theo ngành kinh doanh của các website:
Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có chỉ số Bounce Rate khác nhau
Tỷ lệ Bounce Rate giữa các thiết bị truy cập của người dùng cũng có thể khác nhau.Chẳng hạn, nếu website của bạn không đảm bảo sự thân thiện với người dùng mobile thì mobile traffic đến website của bạn có Bounce Rate khá cao.
Tỷ lệ Bounce Rate trung bình của các loại thiết bị
Chắc chắn rằng, một website có tỷ lệ thoát trang cao sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến tương tác cũng như không nhận được đánh giá cao của Google. Lúc này, các nhà quản trị sẽ tìm cách để giảm chỉ số bounce rate xuống. Cách duy nhất để giảm tỷ lệ Bounce rate là tăng tương tác của người dùng trên trang của bạn. Và những cách phổ biến nhất để giảm tỷ lệ thoát của trang thường được dùng là:
Một website có tốc độ tải trang chậm chắc chắn sẽ khiến khách hàng không hài lòng và tỷ lệ thoát trang sẽ rất cao, đặc biệt là trên thiết bị di động. Vì vậy, hãy cải thiện tốc độ tải trang cho website của bạn càng nhanh càng tốt. Theo Google, thời gian tải tốt nhất cho một trang web đến từ di động là < 3 giây.
Việc khi vừa mới truy cập vào trang đã có xuất hiện pop up thực sự khiến người dùng cảm thấy vô cùng khó chịu. Và Google cũng rất ghét điều này vì nó không tuân thủ nguyên tắc chất lượng tìm kiếm của Google. Điều này không chỉ làm tăng chỉ số Bounce rate mà còn gây ảnh hưởng tới thứ hạng từ khóa.
Thay vì sử dụng pop up, bạn có thể chọn EXIT Popup (được hiển thị khi người dùng cố rời khỏi trang). Hoặc để chế độ hiển thị khi người dùng đã ở lại một vài giây hay khi họ đang điều hướng xuống một phần của trang.
Pop up mang đến trải nghiệm không tốt cho người dùng
Một website có quá nhiều quảng cáo không chỉ vi phạm nguyên tắc quản trị mà còn mang đến trải nghiệm không tốt cho người dùng. Họ sẽ rời khỏi website và cũng không truy cập lại bởi cảm thấy đây là một trang quảng cáo, spam hơn là một trang cung cấp thông tin cần tìm.
Vì vậy, hãy đừng chèn quá nhiều quảng cáo trong một trang web. Còn nếu vẫn muốn kiếm tiền từ AdSense, bạn hãy lưu ý đến vị trí đặt thay vì số lượng quảng cáo.
Liên kết nội bộ cũng là một yếu tố giúp khuyến khích người dùng tương tác với nội dung của bạn và truy cập vào nhiều trang khác hơn khi họ đang tìm hiểu về một chủ đề. Việc đặt các liên kết nội bộ không chỉ giúp làm giảm Bounce Rate mà còn rất tốt trong quá trình SEO.
Liên kết nội bộ – Yếu tố vừa giúp giảm Bounce rate vừa giúp tốt cho quá trình SEO Website
Những video tự động phát, quảng cáo bên thứ ba hay các nội dung không có giá trị xuất hiện thường xuyên cũng sẽ khiến người dùng cảm thấy không thoải mái và sẽ thoát khỏi trang. Hãy lược bớt tối đa những yếu tố này nếu có thể để tập trung vào nội dung chính, giữ sự chú ý của người truy cập và hướng họ đến mục tiêu mong muốn. Điều này cũng sẽ làm giảm đáng kể chỉ số bounce rate của website.
Một cách giảm Bounce rate nữa mà bạn tuyệt đối không thể bỏ qua đó chính là chất lượng nội dung. Hãy nhớ rằng, người dùng truy cập vào website của bạn vẫn là để tìm kiếm thông tin họ cần.
Hãy kiểm tra báo cáo hiệu suất trong Google Search Console để xem từ khóa nào trên trang của bạn đang được quan tâm nhất để bổ sung, thay đổi nội dung cho phù hợp với mục đích của người dùng.
Ngoài ra, bạn cần sử dụng tiêu đề thu hút, đúng trọng tâm, bổ sung hình ảnh đẹp, tạo các điểm nhấn in đậm, in nghiêng để giúp cho bài viết đẹp hơn. Điều này sẽ làm tăng thời gian đọc của người dùng trên trang web và tất nhiên tỷ lệ thoát sẽ thấp hơn.
Tỷ lệ thoát là gì và bounce rate bao nhiêu là tốt là những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của một website. Dựa vào tỷ lệ thoát trong Google Analytics, bạn có thể đo lường được chất lượng traffic để có những cách tối ưu hợp lý cho website. Đồng thời góp phần giúp website tăng thứ hạng tìm kiếm.
Google Update là “cơn ác mộng” với tất cả các những người làm SEO. Bởi nó có thể khiến mọi nỗ lực đưa website lên top trước đó sụp đổ hoàn toàn chỉ trong một nốt nhạc
Nếu quy trình SEO của ban lâu nay vẫn cứng nhắc và rập khuôn theo một số gạch đầu dòng nhất định, thì ngay cả những SEOer lâu năm nhất cũng sẽ mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau đây.
Hiệu suất, tốc độ tải trang chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi vào website của bạn
Để có thể thu hút nhiều khách hàng truy cập và tương tác với website của mình, doanh nghiệp cần duy trì vị trí trong top tìm kiếm.
Anchor Text giữ một vai trò đặc biệt trong SEO. Tuy nhiên, nhiều SEOer vẫn chưa khám phá được hết công dụng thực sự của nó trong việc tăng hạng website trên Google
Website tốt và chất lượng luôn được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc website bị tụt hạng là do các backlink xấu gây ra
SEO mũ trắng và SEO mũ đen là 2 trường phái đối lập trong lĩnh vực SEO. Và việc lựa chọn sẽ theo trường phái nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn
Tiêu đề (title) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành động của người dùng tìm kiếm khi tiếp cận một trang web
Hiểu chính mình sẽ nắm trong tay 50% cơ hội chiến thắng, hiểu rõ đối thủ sẽ quyết định 50% còn lại. Đó là lý do tại sao việc phân tích website đối thủ lại cực kỳ quan trọng trong SEO