Trong quá trình SEO, việc tối ưu code web được xem là rất quan trọng. Code chuẩn SEO sẽ giúp cho bộ máy tìm kiếm dễ dàng đọc, phân tích và crawl dữ liệu của website một cách hiệu quả nhất. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những tiêu chí đánh giá code web chuẩn SEO chi tiết cho các bạn tham khảo nhé!
Trước khi tìm hiểu code chuẩn SEO là gì? Các bạn cần phải nắm được khái niệm về code như sau:
Code website được hiểu đơn giản là một chuỗi mã liên kết của những ngôn ngữ, mã nguồn có sẵn như: PHP, HTML, CSS để có thể tạo ra một trang web hoàn chỉnh. Mỗi một bộ code website sẽ được thể hiện một ý nghĩa, chức năng riêng với cách hiển thị khác nhau. Nên tùy theo mục đích sử dụng của website mà người ta sẽ chọn ra một đoạn mã phù hợp.
Việc tối ưu code chuẩn SEO được xem là quá trình tối ưu tệp trích xuất HTML và cấu trúc website để giúp website đó trở nên thân thiện với bộ máy tìm kiếm. Khi tối ưu code HTML chuẩn SEO, các bạn nên nhằm mục tiêu điều hướng bộ tìm kiếm một cách tốt nhất. Ngoài ra, nó còn giúp bộ máy tìm kiếm dễ dàng tải dữ liệu, đọc, phân tích và crawl dữ liệu của website bạn một cách thuận tiện, dễ dàng.
Một website được đánh giá là code chuẩn SEO sẽ phải đáp ứng 3 yếu tố cơ bản:
Ở trên chúng tôi đã trình bày 3 yếu tố cơ bản của code webs chuẩn SEO. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn 9 tiêu chí được dùng để đánh giá code chuẩn SEO:
Một trong những tiêu chí đầu tiên cần đạt được trong quy trình tối ưu code chuẩn SEO đó chính là đường dẫn tĩnh – Permalink. Khi các bạn tối ưu Permalink cần lưu ý 4 vấn đề chính sau đây:
Website cần điều hướng được các con bọ tìm kiếm thông qua file Robots.txt. Phương pháp này nhằm tối ưu và kiểm soát các con bọ tìm kiếm trong quá trình index hoặc crawl dữ liệu của website trên công cụ tìm kiếm. Việc sử dụng Robots.txt còn có thể khiến bạn ngăn chặn được sự truy cập hoặc cho phép truy cập đối với các con bọ tìm kiếm trên Google mà các bạn muốn.
Khi tối ưu phần điều hướng của website, các bạn cần chú ý đến 2 yếu tố sau đây:
Sitemap.xml chính là file hệ thống sơ đồ của website. Nó là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình tối ưu Onpage đối với website chuẩn SEO. Với sitemap, các bạn có thể đẩy nhanh quá trình tìm kiếm của Google Spider. Và nó giúp bạn tăng cường khả năng index và lập chỉ mục cho hệ thống nội dung trên website của cập nhật nhanh hơn.
Phần Layout của sitemap nên phân chia một cách rõ ràng bao gồm các file riêng biệt phục vụ lưu trữ dữ liệu theo các bố cục nội dung khác nhau như: Post, Page, SEO meta Tag html hay Category. Hoặc các bạn có thể phân chia theo từng nhóm sản phẩm riêng biệt giúp bọ tìm kiếm có thể dễ dàng thu thập và hiểu được nội dung website của bạn.
Prio – độ ưu tiên với loại bố cục này, các bạn sẽ phân chia thành 2 loại cơ bản đó là landing page (trang đích) và những trang nội dung vệ tinh cấp 1. Đối với những bài viết ở cấp độ quan trọng thì các bạn nên thiết lập chế độ ưu tiên PRIO khác nhau để giúp làm tăng hiệu suất crawl dữ liệu của Google Spider.
Calendar Sitemap – đặt lịch build tự động sẽ giúp đảm bảo quy trình index dữ liệu được diễn ra liên tục. Bạn nên thiết cấu hình cho sitemap luôn trong tình trạng đặt lịch update thêm các bài viết mới và các thay đổi mới vào sơ đồ website.
Loading chính là tốc độ truy cập vào website của người dùng. Theo các chuyên gia thì nếu tốc độ tải trang trên 10s sẽ khiến cho người dùng mất kiên nhẫn và rời trang ngay lập tức. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến website của bạn sau này. Vì tỉ lệ Bounce Rate hay Time On Site sẽ quyết định trực tiếp đến việc website của bạn có khả năng cạnh tranh và duy trì TOP với đối thủ được hay không.
Muốn tối ưu hóa tốc độ tải trang, các bạn cần phải đảm bảo một số yếu tố sau đây:
Trong sơ đồ hệ thống bố cục nội dung của website sẽ được chia làm 2 phần chính là phần tĩnh và phần động. Phần động là các phần nội dung liên tục thay đổi. Còn phần tĩnh là phần nội dung cố định dùng chung cho toàn bộ các webpage trong trang: Header, Navbar, Sidebar, Footer…
Khi tối ưu các Heading (html head SEO) này, các bạn phải cố gắng làm chuẩn theo Form ngay từ đầu để tránh việc chất lượng website bị giảm thiểu. Điều này sẽ giúp bọ tìm kiếm dễ dàng kiểm soát nội dung trong trang của bạn và không gây trở ngại trong quá trình index dữ liệu.
Một bộ code chuẩn SEO được tối ưu tốt sẽ phụ thuộc vào phần khung soạn thảo văn bản khá nhiều. Với bộ khung này, các admin hay các cộng tác viên viết bài sẽ dễ dàng tối ưu nội dung trong trang chuẩn SEO theo ý thích.
Trong quá trình SEO website, người ta rất chú trọng đến việc xây dựng internal link và external link. Các bạn cần tối phần này triệt để giúp cho người dùng dễ dàng nhận biết đâu là văn bản thường, đâu là văn bản có chứa liên kết trong nội dung của bạn.
Các bạn nên tối ưu bố cục giao diện điều hướng người dùng với khả năng logic tốt nhất trong quá trình gia công tối ưu Onpage code chuẩn SEO. Phần này sẽ rất quan trọng đối với các công đoạn tối ưu website sau này. Nếu các bạn làm chuẩn thì các công đoạn sau này sẽ nhàn hạ hơn rất nhiều.
Lưu ý: Không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa, hạn chế việc dùng flash hoặc tốt hơn là không nên dùng nội dung flash vì các công cụ tìm kiếm không thể đọc được phần nội dung này.
Nếu bạn là web coder thì hãy lập trình web dựa vào các tiêu chí đánh giá HTML chuẩn SEO như: URL, Title, Headings, Meta description, Images,…
Nếu bạn không hề biết về code thì hãy nắm vững các tiêu chí đánh giá trên đây để phối hợp với bộ phận thiết kế website một cách hiệu quả nhé!
Việc hiểu về code chuẩn SEO cũng như thiết kế website chuẩn SEO được xem là giúp hỗ trợ cho quá trình SEO website hiệu quả hơn. Việc hiểu được bản chất cũng như biết đến các công nghệ hữu ích để tối ưu website sẽ giúp việc hoàn thiện website để đưa vào sử dụng trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp các bạn sử dụng website chuẩn SEO giúp việc tiếp cận khách hàng, tăng doanh thu, cải thiện được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Google Update là “cơn ác mộng” với tất cả các những người làm SEO. Bởi nó có thể khiến mọi nỗ lực đưa website lên top trước đó sụp đổ hoàn toàn chỉ trong một nốt nhạc
Nếu quy trình SEO của ban lâu nay vẫn cứng nhắc và rập khuôn theo một số gạch đầu dòng nhất định, thì ngay cả những SEOer lâu năm nhất cũng sẽ mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau đây.
Hiệu suất, tốc độ tải trang chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi vào website của bạn
Để có thể thu hút nhiều khách hàng truy cập và tương tác với website của mình, doanh nghiệp cần duy trì vị trí trong top tìm kiếm.
Anchor Text giữ một vai trò đặc biệt trong SEO. Tuy nhiên, nhiều SEOer vẫn chưa khám phá được hết công dụng thực sự của nó trong việc tăng hạng website trên Google
Website tốt và chất lượng luôn được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc website bị tụt hạng là do các backlink xấu gây ra
SEO mũ trắng và SEO mũ đen là 2 trường phái đối lập trong lĩnh vực SEO. Và việc lựa chọn sẽ theo trường phái nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn
Tiêu đề (title) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành động của người dùng tìm kiếm khi tiếp cận một trang web
Hiểu chính mình sẽ nắm trong tay 50% cơ hội chiến thắng, hiểu rõ đối thủ sẽ quyết định 50% còn lại. Đó là lý do tại sao việc phân tích website đối thủ lại cực kỳ quan trọng trong SEO