CTR là một trong những chỉ số đo lường hiệu quả SEO được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi các webmaster. Vậy chỉ số này được đo lường thế nào, CTR bao nhiêu là tốt và làm sao để cải thiện tỉ lệ này của website để thu hút người dùng hiệu quả hơn? hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
CTR (Click-Through Rate) là một chỉ số đo lường tỉ lệ người dùng click vào liên kết trên tổng số người nhìn thấy liên kết đó. Trong SEO, chỉ số CTR được sử dụng để biểu diễn số người click vào kết quả hiển thị trên trang SERPs của công cụ tìm kiếm.
CTR được tính bằng tổng số lượt click vào kết quả tìm kiếm / link chia cho tổng số lần kết quả tìm kiếm / link được hiển thị và nhân 100 để ra kết quả %.
CTR = (Số lượt clicks ÷ Impressions) × 100
Ví dụ, website của bạn được hiển thị 100 lần trên SERPs và có 35 người click vào đó thì CTR sẽ được tính theo công thức:
CTR = (35÷ 100) × 100 = 35%
Chỉ số CTR cho nhà quản trị web biết hiệu suất của website trên trang kết quả tìm kiếm. Mục đích của SEO là đem về nhiều lượt hiển thị tự nhiên, tăng traffic organic và thứ hạng từ khóa nhất có thể. Bằng cách sử dụng CTR để đo lường các trang được xếp hạng, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan xem kết quả hiện tại có thu hút được nhiều người dùng vào website hay không.
Theo chuyên gia Matt Cutts:” Nhiều người chỉ nghĩ đến việc làm sao để đạt thứ hạng cao và dừng lại ở đó. Đó không phải một hướng tư duy đúng. Sau khi nghĩ đến việc làm sao để có được thứ hạng tốt, bạn cần tìm cách tối ưu hóa lượt click vào kết quả tìm kiếm nữa…”
Lưu ý: Ngoài SEO, CTR là một chỉ số đo lường được sử dụng trong nhiều công cụ digital marketing như:
Mục đích của CTR là cho webmaster biết hiệu suất của trang trên Google Tìm kiếm chứ không phải để cải thiện thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.
Chỉ số CTR là một chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng SEO. Năm 2014, một thí nghiệm của Rand Fishkin đã chỉ ra rằng CTR có thể là một yếu tố xếp hạng. Điều này khiến những người phải thay đổi phương pháp tối ưu của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn chưa có bằng chứng nào công nhận CTR là một phần của thuật toán tìm kiếm Google. Google cũng đã đưa ra tuyên bố chính thức rằng chỉ số này không được sử dụng để xếp hạng website.
Nếu từ khóa sử dụng trong truy vấn tìm kiếm của người dùng chỉ có một nghĩa, Google sẽ cân nhắc coi CTR như một tín hiệu để nhận biết xu hướng của người dùng đối với một dạng kết quả nhất định. Để dễ hiểu hơn, SEO PLUS sẽ lấy một ví dụ: Nếu bạn nhập “apple” vào thanh tìm kiếm của Google, điều này có nghĩa là bạn đang muốn tìm kiếm về “quả táo” hoặc “công ty công nghệ Apple”. Công cụ tìm kiếm sẽ xem xét bạn thường có xu hướng click vào kết quả theo ý nghĩa nào hơn. Từ đó, nếu lần sau bạn lại tìm kiếm “apple”, Google sẽ hiển thị các kết quả với ý nghĩa tương tự cho riêng bạn. Lưu ý, các kết quả này được cá nhân hóa cho riêng bạn, không phải mọi người tìm kiếm từ khóa “apple” đều sẽ nhận được danh sách các kết quả tương tự như vậy.
Không có con số chung nào cho CTR có thể xác định liệu chiến dịch của bạn có thể được coi là thành công hay thất bại. Tỷ lệ nhấp chuột lý tưởng sẽ khác nhau giữa các ngành, chiến dịch, thậm chí giữa các loại từ khóa cũng có sự chênh lệch về CTR rất lớn.
Ví dụ, CTR trung bình của Google Ads giữa các ngành, chủ đề đều rất khác nhau. Tùy thuộc vào dạng quảng cáo mà tỉ lệ CTR trung bình thường dao động từ 1% – 6%. Sự khác biệt càng lớn hơn nếu bạn so sánh CTR của các chiến dịch digital marketing khác nhau như SEO, email marketing, hay social media,…
Đứng trên góc độ SEO, điều chúng ta cần quan tâm là CTR của các từ khóa đang được xếp hạng đều rất khác nhau. CTR bằng 0 có thể chỉ ra rằng vị trí từ khóa của bạn quá thấp, không thể tiếp cận người dùng nên không có lượt click nào. Mặt khác, CTR bằng 0 cũng có thể do kết quả của bạn rất tốt, đạt được vị trí top 0 và người dùng có thể nhìn thấy thông tin mà họ đang tìm kiếm ở kết quả của bạn mà không cần click để truy cập vào bài viết.
Bạn có thể kiểm tra Click-through rate trong Google Search Console. Theo SEO PLUS, đây là cách đơn giản nhất để đánh giá hiệu suất của các trang trên web của bạn. Chỉ số CTR bạn xem trong báo cáo Hiệu suất của Google Search Console là tỉ lệ trung bình của tất cả các trang và truy vấn mà các trang này được xếp hạng. Để có được số liệu cụ thể và phục vụ phân tích một cách chính xác nhất, bạn nên lọc theo trang và truy vấn cụ thể.
Để kiểm tra lượng CTR trung bình của webpages trên Search Console, bạn làm theo các bước sau:
Lưu ý:
Google Search Console có thể không phải công cụ có thể đo lường CTR một cách chính xác nhất. Công cụ này sử dụng dữ liệu tổng hợp được đơn giản hóa để biểu diễn số lượt click, số lần hiển thị và CTR vì vậy đôi khi bạn có thể thấy sự chênh lệch số liệu giữa Google Search Console và công cụ đo lường khác (ví dụ như Google Analytics chẳng hạn).
Tỉ lệ CTR của kết quả tìm kiếm tự nhiên có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:
Trong đó, thứ hạng từ khóa được hiển thị vẫn là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới CTR. Các kết quả có thứ hạng càng cao sẽ càng có cơ hội được người click vào hơn. Theo một nghiên cứu của Sistrix, 3 kết quả đầu tiên thường có CTR cao hơn nhiều so với các kết quả còn lại trong top 10 và đem về nhiều organic traffic cho các website này hơn.
Tuy nhiên các yếu tố còn lại cũng gây ảnh hưởng đáng kể tới CTR, chúng ta cùng đi sâu vào phân tích từng yếu tốngay bây giờ nhé!
SERPs có chứa quảng cáo trả tiền thường có CTR thấp hơn cho các kết quả không phải trả tiền.
Google Ads thường xuất hiện cùng với các kết quả không trả tiền trong Google Tìm kiếm – chúng có thể xuất hiện ở đầu, cuối hoặc đâu đó ở giữa SERP. Do các quảng cáo này mà tỷ lệ nhấp của các kết quả không phải trả tiền có thể giảm đáng kể – vì Google Ads có thể “đánh cắp” một số nhấp chuột trong SERP.
CTR của kết quả tìm kiếm tự nhiên có thể bị thay đổi đáng kể nếu có sự xuất hiện của SERP features. Ví dụ, SERP features dạng Knowledge Panel có thể làm giảm CTR của tất cả các kết quả tìm kiếm trong trang vì kết quả dạng Knowledge Panel chiếm diện tích khá lớn và cung cấp nhiều thông tin có thể ngay lập tức trả lời câu hỏi của người dùng.
Mặt khác, một số SERP features như Sitelinks hoặc Rich Snippet có thể cải thiện đáng kể CTR của kết quả tìm kiếm.
Tùy thuộc vào truy vấn tìm kiếm của người dùng mà CTR cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Ví dụ, khi người dùng tìm kiếm từ khóa “Google Analytics” đa số học tìm công cụ Google Analytics để đăng ký tài khoản và sử dụng nên sẽ không để ý tới các bài viết ngẫu nhiên xung quanh của các website khác về chủ đề này. Điều này dẫn đến giảm CTR của các kết quả tìm kiếm khác trong SERP vì người dùng đã có chủ ý sẽ lựa chọn kết quả nào từ đầu.
Một snippet tốt và được tối ưu hóa có thể cải thiện đáng kể CTR tự nhiên của trang trên Google SERP. Các kết quả tìm kiếm có snippet được tối ưu sẽ trông nổi bật và có khả năng thúc đẩy hành động truy cập của người dùng.
Chỉ số click-through rate có thể được cải thiện bằng cách:
Tiếp theo chúng ta hãy đi sâu vào phân tích từng yếu tố này có thể giúp cải thiện CTR website của bạn thế nào.
Một tiêu đề bắt mắt và hấp dẫn là điều đầu tiên thu hút người dùng trên trang kết quả tìm kiếm. Để làm được điều này, bạn nên:
Thẻ mô tả meta có thể không chỉ có chức năng cung cấp thông tin – chúng còn có thể thu hút người dùng nhấp vào search snippets và cải thiện CTR của bạn. Bằng cách ra các meta description hấp dẫn, người dùng có thể ngay lập tức biết trang của bạn nói về nội dung gì và có xu hướng nhấp vào nhiều hơn.
Để cải thiện meta description cho các trang trên website của mình, bạn hãy:
Các URL được tối ưu sẽ giúp Google hiểu được khái quát về nội dung và cấu trúc website. Để tối ưu hóa URL tốt, hãy đảm bảo:
Rich results có thể giúp CTR của bạn tăng trưởng đáng kể bởi chúng trông hấp dẫn và khác biệt hoàn toàn với các kết quả khác trên trang tìm kiếm. Bằng cách bổ sung dữ liệu có cấu trúc vào trang, bạn có thể cải thiện khả năng hiện thị của trang và giúp tăng CTR hiệu quả. Các tính năng bạn có thể cân nhắc bổ sung cho website có thể kể đến như:
Trên đây là những kiến thức về CTR cũng như cách tối ưu chỉ số CTR trong SEO cho website của bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp thương hiệu của bạn tiếp cận được thêm nhiều khách hàng tiềm năng và góp phần tăng trưởng doanh số hiệu quả.
Google Update là “cơn ác mộng” với tất cả các những người làm SEO. Bởi nó có thể khiến mọi nỗ lực đưa website lên top trước đó sụp đổ hoàn toàn chỉ trong một nốt nhạc
Nếu quy trình SEO của ban lâu nay vẫn cứng nhắc và rập khuôn theo một số gạch đầu dòng nhất định, thì ngay cả những SEOer lâu năm nhất cũng sẽ mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau đây.
Hiệu suất, tốc độ tải trang chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi vào website của bạn
Để có thể thu hút nhiều khách hàng truy cập và tương tác với website của mình, doanh nghiệp cần duy trì vị trí trong top tìm kiếm.
Anchor Text giữ một vai trò đặc biệt trong SEO. Tuy nhiên, nhiều SEOer vẫn chưa khám phá được hết công dụng thực sự của nó trong việc tăng hạng website trên Google
Website tốt và chất lượng luôn được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc website bị tụt hạng là do các backlink xấu gây ra
SEO mũ trắng và SEO mũ đen là 2 trường phái đối lập trong lĩnh vực SEO. Và việc lựa chọn sẽ theo trường phái nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn
Tiêu đề (title) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành động của người dùng tìm kiếm khi tiếp cận một trang web
Hiểu chính mình sẽ nắm trong tay 50% cơ hội chiến thắng, hiểu rõ đối thủ sẽ quyết định 50% còn lại. Đó là lý do tại sao việc phân tích website đối thủ lại cực kỳ quan trọng trong SEO