Dữ liệu có cấu trúc được coi là một trong những yếu tố SEO nâng cao cực kỳ hiệu quả nhưng lại bị nhiều nhà quản trị web bỏ qua. Trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tối ưu dữ liệu cấu trúc giúp thứ hạng từ khóa tăng trưởng đến không ngờ nhé!
Dữ liệu cấu trúc – Structured Data được xem là một dạng dữ liệu dùng để tổ chức và phân loại theo một cấu trúc xác định. Dữ liệu này được sinh ra nhằm mục đích lưu trữ và truyền đạt thông tin. Các thông tin có trong Structured Data sẽ được trình bày theo một cấu trúc đã sắp xếp theo một trật tự ngay từ đầu.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản dữ liệu có cấu trúc chính là các thông tin cơ bản đã được sắp xếp. Mục đích chính của việc sử dụng dữ liệu cấu trúc đó là truyền tải thông tin cụ thể về một webpage và tối ưu hiển thị dưới dạng rich result (hay còn gọi là rich snippet) trên trang kết quả tìm kiếm Google (SERP).
Ngày nay, việc sử dụng dữ liệu cấu trúc – Structured Data đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong việc tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm. Dữ liệu cấu trúc giúp cho công cụ tìm kiếm có thể hiểu rõ hơn nội dung của một trang web. Từ đó, công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá và xếp hạng nội dung và hiển thị nó trên bảng xếp hạng.
Như ở trên ta đã biết dữ liệu cấu trúc có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Nên việc kiểm tra nó đã trở thành thói quen của SEOer. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu các công cụ kiểm tra dữ liệu cấu trúc của website hiệu quả:
Structured Data Testing Tool là công cụ kiểm tra dữ liệu cấu có trúc do Google phát triển. Nên các bạn chỉ cần đăng nhập vào Google Search Console rồi nhấp vào Web Tools > Testing Tools > Structured Data Testing Tool. Để sử dụng được, các bạn chỉ cần nhập URL vào tab URL FETCH hoặc sao chép và dán một số mã dữ liệu có cấu trúc vào tab COD SNIPPET.
Đợi cho quá trình tìm và phân tích kết thúc, các bạn sẽ thấy danh sách các loại Structured Data được liệt kê. Số lượng dữ liệu được hiển thị càng nhiều thì càng tốt. Điều này chứng tỏ rằng website của bạn được cấu trúc tốt và Google Bots dễ hiểu được nội dung.
Structured Data Testing Tool sẽ hiển thị các thông tin chi tiết về dữ liệu có cấu trúc của website mà Google có thể phát hiện ra. Đồng thời, công cụ này cũng cung cấp cho các bạn bản danh sách chi tiết tất cả các lỗi dữ liệu mà website của bạn đang gặp phải.
Rich Results Testing Tool cũng là công cụ kiểm tra dữ liệu cấu trúc của website do Google thiết kế. Công cụ này dành cho chủ sở hữu trang web. Nó được dùng để chẩn đoán dữ liệu cấu trúc trên website của mình như thế nào.
Để sử dụng Rich Results Testing Tool, các bạn chỉ cần điền thông tin website vào. Sau đó, công cụ này sẽ tự động kiểm tra cấu trúc trên trang web của bạn có đủ điều kiện để hiển thị kết quả trên trang tìm kiếm dưới dạng “rich results” hay không.
“Rich Results” ở đây có thể hiểu là Rich Snippets hoặc Rich Cards. Đây được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm cũng như giao diện kết quả tìm kiếm từ website của bạn.
Nếu bạn đang tìm một công cụ kiểm tra dữ liệu cấu trúc của website một cách mạnh mẽ và chi tiết hơn thì Third-Party Tools sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Công cụ này sẽ giúp phân tích và đánh giá dữ liệu cấu trúc của website chi tiết hơn. Ngoài ra, Third-Party Tools còn hỗ trợ cho các bạn khi cần chuyển đổi giữa các định dạng, trích xuất dữ có cấu trúc, kiểm tra danh sách SEO Skeptic.
Sau khi phát hiện ra các lỗi dữ liệu cấu trúc của website thì để không ảnh hưởng quá trình SEO Top website lên Google. Các bạn cần tiến hành sửa lỗi dữ liệu cấu trúc cho website. Dưới đây là một số cách hiệu quả cho các bạn tham khảo:
Sau khi các bạn đã nhập trang web vào công cụ Structured Data Testing Tool, nó sẽ trả về cho bạn một bảng bao gồm nhiều loại dữ liệu. Google sẽ tiến hành sắp xếp các loại dữ liệu này theo các mục nào có nhiều lỗi trước sẽ được xếp lên trên.
Các bạn nên ưu tiên sửa chữa các loại dữ liệu có nhiều lỗi nhất. Bạn hãy nhấp vào từng loại dữ liệu, các lỗi sẽ được hiển thị một cách chi tiết hơn về thẻ HTML của lỗi đó. Google Search Console có thể hiển thị được tối đa 10.000 URL cùng một lúc và chia sẻ cho các bạn biết chính xác các lỗi phát hiện trên trang. Các bạn nên dựa vào đó để xử lý các lỗi này trước sau đó mới tiến hành xử lý các lỗi ít hơn trên website theo trình tự đã sắp xếp trước đó.
Các lỗi về dữ liệu cấu trúc thường gặp và dễ sửa nhất đó chính là: Missing Field – Thiếu trường và Mising ratings. Để giải quyết các lỗi đơn giản do thiếu trường này, các bạn hãy tự điền vào những trường còn thiếu.
Các bạn chỉ cần nhấp vào Data Hifhlighter và điền lược đồ (schema”) và thông tin vào để đánh dấu. Schema sẽ phải tương quan với chủ đề trang. Vì vậy, các bạn cần chọn ‘bài viết’ cho bài đăng blog hoặc ‘sản phẩm’ cho trang thương mại điện tử…
Nếu bạn có nhiều trang và tất cả đều đồng nhất một định dạng. Các bạn chỉ cần nhấp vào gắn thẻ trang này với trang khác. Nếu không được thì chỉ cần chọn gắn thẻ trang này. Nhấp vào OK là được.
Bây giờ, các bạn sẽ thấy danh sách các trường bị thiếu ở phía bên phải của trang. Và việc bạn cần làm là đánh dấu và chỉ định các yếu tố chính trên trang của bạn, chẳng hạn như tiêu đề, tác giả và ngày được xuất bản là được.
Theo kinh nghiệm của những người làm SEO được tích lũy qua nhiều năm thì việc lựa chọn giao diện cho blog/website thì các bạn cần chú ý xem giao diện đó có đánh dấu dữ liệu tốt hay không. Các bạn có thể kiểm tra bằng cách copy và test link bất kỳ của trang demo. Những tiêu chí giúp bạn đánh giá các trang web cụ thể như sau:
Các bạn cần đảm bảo rằng dữ liệu có cấu trúc nên tồn tại trên cả phiên bản dành cho thiết bị di động và desktop. Và các trang di động đó cần bao gồm các URL được cập nhật lên phiên bản di động.
Trên thực tế có rất nhiều việc cần phải làm để tối ưu trang web trên công cụ tìm kiếm. Và cấu trúc website chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các bạn cần phải thực hiện đầu tiên. Khi các bạn đã có một cấu trúc hợp lý và mạnh mẽ sẽ là nền tảng để tối ưu đưa website lên Top thành công. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn tối ưu dữ liệu có cấu trúc cho hiệu quả để website tăng trưởng vượt bậc trên Google.
Google Update là “cơn ác mộng” với tất cả các những người làm SEO. Bởi nó có thể khiến mọi nỗ lực đưa website lên top trước đó sụp đổ hoàn toàn chỉ trong một nốt nhạc
Nếu quy trình SEO của ban lâu nay vẫn cứng nhắc và rập khuôn theo một số gạch đầu dòng nhất định, thì ngay cả những SEOer lâu năm nhất cũng sẽ mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau đây.
Hiệu suất, tốc độ tải trang chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi vào website của bạn
Để có thể thu hút nhiều khách hàng truy cập và tương tác với website của mình, doanh nghiệp cần duy trì vị trí trong top tìm kiếm.
Anchor Text giữ một vai trò đặc biệt trong SEO. Tuy nhiên, nhiều SEOer vẫn chưa khám phá được hết công dụng thực sự của nó trong việc tăng hạng website trên Google
Website tốt và chất lượng luôn được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc website bị tụt hạng là do các backlink xấu gây ra
SEO mũ trắng và SEO mũ đen là 2 trường phái đối lập trong lĩnh vực SEO. Và việc lựa chọn sẽ theo trường phái nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn
Tiêu đề (title) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành động của người dùng tìm kiếm khi tiếp cận một trang web
Hiểu chính mình sẽ nắm trong tay 50% cơ hội chiến thắng, hiểu rõ đối thủ sẽ quyết định 50% còn lại. Đó là lý do tại sao việc phân tích website đối thủ lại cực kỳ quan trọng trong SEO