Nếu theo dõi các kiến thức về SEO hay đang tiến hành thực chiến, chắc hẳn bạn sẽ biết đến Google Pagerank (thuật toán Pagerank) – Thanh công cụ xếp hạng trang Web của Google. Mặc dù đã ngừng cập nhật nhưng nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong thuật toán tìm kiếm của google.
PageRank (PR) là thuật toán giúp đánh giá “giá trị của trang” bằng cách đưa ra các điểm số tương đối về mức độ quan trọng thông qua việc xem xét số lượng, chất lượng của các trang liên kết đến nó.
Google PageRank là gì?
Google Pagerank được phát triển và sáng lập bởi Larry Page và Sergey Brin tại Đại học Stanford vào năm 1997 với mong muốn cải thiện chất lượng hoạt động của các công cụ tìm kiếm. Sự ra đời của Google Pagerank đã giúp khắc phục các vấn đề của công cụ tìm kiếm bấy giờ như Yahoo, Altavista như: Hoạt động không hiệu quả, trả về kết quả tìm kiếm không phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Theo giải thích chi tiết từ bài báo gốc được xuất bản năm 1997 khi thuật toán Pagerank ra đời, bạn có thể hiểu công thức đầy đủ của PageRank là:
PR (A) = (1 ‑ d) + d ( PR ( T1 ) / C ( T1 ) +… + PR (Tn) / C (Tn))
Trong đó các nhà đồng sáng lập đã giả sử:
Thuật toán đầy đủ của Pagerank
Cũng là một thuật toán quan trọng, hữu ích mà tại sao Google Pagerank lại bị Google khai tử? Lý do được một phát ngôn viên của Google đưa ra trong năm 2016 đó là:
“Khi Internet ngày càng phát triển cũng là lúc người dùng đã có tiếp cận nhiều và hiểu rõ hơn về Internet. Lúc này điểm số trên Toolbar của Google PageRank không còn hữu ích đối với người dùng. Do đó Google quyết định loại bỏ Pagerank Toolbar để tránh gây nhầm lẫn cho người dùng và quản trị Website.”
Ngoài phát ngôn chính thức trên, nhiều quản trị viên đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, một yếu tố khác góp phần vào quyết định khai tử Google Pagerank đó chính là “Spam Link”. Tại sao lại như vậy?
Khi thuật toán Pagerank vẫn còn hoạt động, chỉ số Pagerank chính là yếu tố quan trọng giúp cho Google xếp hạng Website. Vì thế, các SEOer bắt đầu mua bán các Link có “PageRank cao”, mở ra một thị trường lớn và ngày càng phát triển.
Thị trường mua bán Link có PageRank cao hoạt động ngày càng nhiều
Về phía Google, đây là một vấn đề lớn cần được xử lý. Rất nhiều SEOer Spam Comment và đi Link trên các Website hay Blog có PageRank cao với mục đích tăng thứ hạng của Website. Nhưng các link đó lại không thực sự chất lượng. Vì vậy, vào năm 2005, Google đã cho ra đời thuộc tính Nofollow giúp ngăn chặn việc thất thoát PageRank của Website sang những liên kết cụ thể khác.
Sử dụng thẻ nofollow để kiểm soát pagerank
Ngay sau khi giới thiệu “Dofollow” và “Nofollow”, Google chính thức xóa dữ liệu PageRank. Điều này làm giảm đáng kể tình trạng mua bán những liên kết có PageRank cao vì không có cách nào để tìm ra PageRank “thật” của một trang web.
Ngoài việc tìm hiểu Google Pagerank là gì, việc biết cách kiểm tra Pagerank của Website cũng vô cùng quan trọng. Để Check Page Rank Website của bạn hoặc đối thủ, bạn có thể thực hiện theo hai cách:
Cách kiểm tra Pagerank của Website đối thủ và Website của chính mình
Mặc dù đã bị Google khai tử nhưng PageRank vẫn là một phần của cơ chế xếp hạng và bạn vẫn nên quan tâm đến yếu tố này cũng như việc làm sao để tăng điểm PageRank. Thực tế cho thấy, khi Google đã có những kiểm soát chặt chẽ hơn bằng các công cụ khác, không có hành động nào có thể đảm bảo chắc chắn về việc tăng điểm PageRank. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng các số liệu PR thay thế (như InLink Rank) để theo dõi hiệu suất SERP của mình.
Thêm vào đó, bạn cũng có thể tối ưu hóa hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến độ tin cậy của trang để thúc đẩy dòng xếp hạng PageRank đến trang:
Là các backlink mang những liên kết có chất lượng cao đến trang web của bạn. Lưu ý không dùng các backlink kém chất lượng vì nó có thể gây hại cho website. Hãy kiểm tra liên kết ngược thường xuyên để kiểm tra các liên kết trỏ đến trang web của bạn.
Các liên kết bên ngoài (External Link) sẽ không tác động gì đến Pagerank của bạn nhưng có thể ảnh hưởng đến các yếu tố thuật toán khác. Đồng thời, các liên kết đến từ các trang có Pagerank cao hơn sẽ mang đến nhiều Pagerank đến trang mục tiêu hơn là các liên kết đến từ các trang Xếp hạng trang thấp.
Xây dựng các liên kết nội bộ là một hoạt động rất tốn thời gian. Thế nhưng lại có rất nhiều tác động của thứ hạng trang đối với các liên kết nội bộ như:
Vì vậy, hãy sao lưu luồng PageRank của bạn bằng cách liên kết nội bộ chất lượng, hiệu quả nhé!
Hầu hết các SEOer thường không mấy quan tâm đến thuật toán Pagerank hay Google PageRank là gì? vì cho rằng nó đã lỗi thời. Thế nhưng ít ai biết rằng, đây là một thuật toán cốt lõi rất có giá trị cho các kỹ thuật SEO. Điều này được minh chứng rõ nhất ở tầm quan trọng của các Backlinks hay các liên kết nội bộ của Website.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn tập trung tối ưu cho PageRank. Mà thông qua các kiến thức về thuật toán Pagerank, hãy chú ý hơn đến các cấu trúc liên kết nội bộ, kiểm tra kỹ các liên kết ngoài. Những việc làm tưởng chừng như đơn giản này cũng đang gián tiếp giúp bạn tối ưu hóa cho PageRank đấy!
Google Update là “cơn ác mộng” với tất cả các những người làm SEO. Bởi nó có thể khiến mọi nỗ lực đưa website lên top trước đó sụp đổ hoàn toàn chỉ trong một nốt nhạc
Nếu quy trình SEO của ban lâu nay vẫn cứng nhắc và rập khuôn theo một số gạch đầu dòng nhất định, thì ngay cả những SEOer lâu năm nhất cũng sẽ mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau đây.
Hiệu suất, tốc độ tải trang chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi vào website của bạn
Để có thể thu hút nhiều khách hàng truy cập và tương tác với website của mình, doanh nghiệp cần duy trì vị trí trong top tìm kiếm.
Anchor Text giữ một vai trò đặc biệt trong SEO. Tuy nhiên, nhiều SEOer vẫn chưa khám phá được hết công dụng thực sự của nó trong việc tăng hạng website trên Google
Website tốt và chất lượng luôn được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc website bị tụt hạng là do các backlink xấu gây ra
SEO mũ trắng và SEO mũ đen là 2 trường phái đối lập trong lĩnh vực SEO. Và việc lựa chọn sẽ theo trường phái nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn
Tiêu đề (title) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành động của người dùng tìm kiếm khi tiếp cận một trang web
Hiểu chính mình sẽ nắm trong tay 50% cơ hội chiến thắng, hiểu rõ đối thủ sẽ quyết định 50% còn lại. Đó là lý do tại sao việc phân tích website đối thủ lại cực kỳ quan trọng trong SEO