Trong 2 năm gần đây, Google Sandbox là một trong những thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất trong SEO. Vậy thuật toán Google Sandbox là gì? Cách thoát khỏi Google Sandbox như thế nào? Bài viết dưới đây của SEO PLUS sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết các thắc mắc này!
Sandbox trong tiếng Anh có nghĩa là hộp cát. Đối với Google thì Sandbox là một trong những thuật toán mới nhất được cập nhật gần đây. Thuật toán này được hiểu là một bộ lọc được tạo ra để kiểm soát, quản chế và ngăn chặn việc các website mới có thể đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm.
Google Sandbox có thể được coi như một khoảng thời gian Google “thử việc” website của bạn. Kể cả khi trang web của bạn đã làm đúng mọi thứ thì vẫn khó có thể có được vị trí cao nếu như Sandbox kết thúc. Và thời gian “thử thách” này của Google sẽ thường kéo dài khoảng 2 tháng hoặc có thể lâu hơn.
Ngay từ năm 2014, thuật toán Sandbox của Google tạo nên một làn sóng quan tâm khác khi các chủ sở hữu trang web và các SEOer lại thấy rằng trang web mới mà họ đã không còn được xếp hạng nhanh như trước đây nữa. Mục đích xây dựng thuật toán Sandbox của Google để phục vụ 2 nhiệm vụ chính đó là:
Trên thực tế, Google rất chú trọng vào việc tối ưu trải nghiệm của người dùng. Vì thế, Google Sandbox đã được tạo ra nhằm mục đích này. Google Sandbox sẽ giúp người dùng có được kết quả tìm kiếm tốt nhất và giúp loại bỏ khả năng những website kém chất lượng. Những website có thứ hạng cao nhờ vào các thủ thuật SEO quá đà. Một số chiêu trò bị Google liệt kê là spam như: đặt quá nhiều các link trong và ngoài website, spam keyword trên trang…
Một trong những ưu điểm tuyệt vời của Google so với các công cụ tìm kiếm khác như Yahoo hay Bing… đó chính là tốc độ index khá nhanh. Tuy nhiên chính ưu điểm này cũng đã tạo cơ hội cho một số người làm SEO mũ đen đã lợi dụng để tạo ra nhiều liên kết spam trỏ về website. Điều này sẽ giúp cho website có được một thứ hạng cao trong bảng xếp hạng tìm kiếm.
Tuy nhiên, nếu các website rơi vào tình trạng này bị phạt và cấm vĩnh viễn thì sẽ không công bằng. Nhất là trong trường hợp nếu website đó vô tình bị đối thủ chơi xấu. Chính vì thế, Google đã tạo ra thuật toán Sandbox nhằm theo dõi website sau đó mới chính thức đưa ra quyết định và hình thức phạt hợp lí hơn.
Google Sandbox không phải là một hình phạt vĩnh viễn của Google. Nó được xem là một cơ hội cho để cho website hoàn thiện lại nội dung cũng như chất lượng website. Nếu website cải tiến có lợi cho người dùng và đáp ứng được các tiêu chí của Google thì website đó sẽ được gỡ bỏ hình phạt. Còn với website vẫn tiếp tục đi ngược lại tiêu chí của Google thể sẽ bị thuật toán Sandbox phạt vĩnh viễn.
Ở phần trên chúng ta đã biết Google Sandbox là gì và mục đích sử dụng thuật toán này của Google. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể nhận biết website đang bị dính Google Sandbox?
Một website bị Google Sandbox phạt thường có những dấu hiệu cơ bản dưới đây:
Ngoài các dấu hiệu nhận biết ở trên thì muốn biết website có bị Google Sandbox phạt hay không? Các bạn có thể sử dụng một trong 2 cách kiểm tra website bị Google Sandbox phạt như sau:
Các bạn có thể kiểm tra bằng cách thử search trang web của mình trên các công cụ tìm kiếm khác như Yahoo hay Bing. Nếu như bạn thấy thứ hạng website của bạn trên các công cụ này cao mà khi search trên Google lại không thể tìm thấy trong Top 100. Thì lúc này rất có thể website của bạn đã bị dính án phạt Google Sandbox ngăn không cho hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.
Các bạn có thể dùng Google Webmaster Tool để kiểm tra xem các trang web của bạn có đang dính Google Sandbox hay không. Bạn hãy truy cập vào phần “Lưu lượng tìm kiếm” sau đó chọn phần “Thao tác thủ công”. Nếu bị dính Google Sandbox sẽ được hiển thị ở đây. Nhưng nếu không thấy lỗi này thì có thể website đã bị dính hình phạt từ thuật toán khác.
Theo các chuyên gia SEO khuyến cáo thì website bị dính án phạt của thuật toán Google Sandbox có thể là do 2 lý do chính là:
Vậy những nguyên nhân gì gây nên 2 lỗi này ảnh hưởng tới website thế nào và làm sao khắc phục để thoát Google Sandbox?
Do đi quá nhiều backlink kém chất lượng: Hiện tượng backlink bất thường có thể do chiến lược xây dựng liên kết ngược của bạn đang sai lầm. Nếu như một trang web có lượng backlink lớn và tăng đột ngột trong một thời gian ngắn thì sẽ bị Google để ý. Chưa kể lượng backlink này nhiều mà không chất. Thậm chí nếu dính phải nội dung cấm hay nhạy cảm thì khả năng website đó bị đưa vào chế độ “quản chế” của Google Sandbox là rất lớn.
Giải pháp
Nếu website đang rơi vào tình trạng này, bạn có thể khắc phục bằng cách hệ thống lại backlink, xây dựng các liên kết từ các nguồn chất lượng hơn và gỡ bỏ những link kém. Các liên kết tốt có thể nên bắt đầu từ các diễn đàn, trang tin tức có uy tín như trang web của cơ quan, ban ngành có uy tín. Dưới đây là những điều mà các liên kết cần đáp ứng:
Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp làm cùng ngành hàng, lĩnh vực sẽ có thể nảy sinh ra vấn đề chơi xấu. Đối thủ có thể phá hoại bằng cách bắn các backlink bẩn từ các nguồn độc hại về website của bạn. Để tránh bị phạt oan bởi các hành vi chơi xấu này, bạn cần thường xuyên kiểm tra backlink về website để sớm phát hiện và loại bỏ chúng.
Giải pháp
Nếu website của bạn đang bị backlink bất thường do đối thủ chơi xấu thì giải pháp tốt nhất là sử dụng công cụ disavow link để lại bỏ chúng.
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp, SEOer non tay không có kinh nghiệm đã spam từ khóa, không tối ưu hóa tiêu đề, không chèn thẻ meta description hay nội dung sao chép…Tất cả những yếu tố này sẽ khiến cho Google Sandbox đánh giá website của bạn kém chất lượng và bị dính phạt.
Khi Google xem xét website của bạn nếu phát hiện ra nội dung bị sao chép hoặc URL giống với website khác. Thì ngay lập tức trang web của bạn sẽ bị Google để ý và cho vào tầm ngắm. Tuy nhiên thực tế nếu 2 website của 2 đơn vị cùng bán một ngành hàng thì thông tin về sản phẩm, dịch vụ sẽ giống nhau. Nên để tránh được điều này bạn cần khéo léo hơn trong cách truyền đạt để website của bạn không bị đánh giá là sao chép nội dung.
Giải pháp
Phương án duy nhất để tránh tình trạng này là viết nội dung mới lạ, độc đáo. Nếu như website của bạn có nội dung chất lượng cao với các chủ đề liên quan đến ngành hàng và lĩnh vực đang kinh doanh. Thì website của bạn sẽ được Google yêu thích. Nội dung mới thường xuyên được cập nhật và không bị trùng lặp, copy sẽ giúp gia tăng thứ hạng của website tốt hơn.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một công việc dài hạn và đòi hỏi bạn phải thật kiên nhẫn. Các website mới tạo và đang trong thời gian xây dựng chỉ vài tuần hay vài tháng nếu được tối ưu không tương xứng với sức mạnh hiện tại của nó thì vẫn chưa được Google đánh giá là đủ chất lượng để lên top.
Các website thường rơi vào trường hợp này do mới tạo, traffic còn ít mà đã sở hữu quá nhiều backlink từ các trang có sức mạnh lớn.
Giải pháp
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tránh đi nhiều backlink có chênh lệch sức mạnh quá lớn với website của bạn khi web mới xây. Bên cạnh đó, hãy tránh tối ưu từ khóa quá mức, nhất là khi web còn ít traffic bởi điều này sẽ khiến Google nghi ngờ và đưa website của bạn vào tầm ngắm.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – Tốt nhất là chúng ta nên tìm cách để tránh thuật toán này ngay từ đầu để không phải lo lắm về việc từ khóa đột nhiên “bốc hơi” và phải mất nhiều công sức để thoát phạt. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý để không bị Google Sandbox.
Thuật toán Google này thường nhằm vào các website mới tạo, độ uy tín và traffic thấp, ít backlink trỏ về. Để tránh hiện tượng này, bạn có thể chọn mua lại các domain cũ có tuổi cao hoặc sắp hết hạn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm tra để đảm bảo rằng các domain này sạch, không dính các án phạt trước đây. Ngoài ra, chọn domain có cùng hoặc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hiện tại sẽ tốt cho SEO hơn nhiều.
Không chỉ người dùng mà Google cũng thích những nội dung mới lạ. Những nội dung độc đáo liên quan đến lĩnh vực hiện tại mà bạn đang hoạt động sẽ giúp website được đánh giá cao hơn. Nội dung cũng nên được tối ưu lại định kỳ để tránh trùng lặp. Nếu phát hiện đang có những website khác đang ăn cắp nội dung của bạn, hãy báo DMCA để bảo vệ quyền lợi của mình nhé.
Liên kết đến từ các website uy tín có chủ đề liên quan tới nội dung website của bạn sẽ được Google đánh giá cao. Hãy xây dựng cá c liên kết ngược thật tự nhiên và đều đặn và tránh xa các thủ thuật mũ đen nhé.
Google Update là “cơn ác mộng” với tất cả các những người làm SEO. Bởi nó có thể khiến mọi nỗ lực đưa website lên top trước đó sụp đổ hoàn toàn chỉ trong một nốt nhạc
Nếu quy trình SEO của ban lâu nay vẫn cứng nhắc và rập khuôn theo một số gạch đầu dòng nhất định, thì ngay cả những SEOer lâu năm nhất cũng sẽ mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau đây.
Hiệu suất, tốc độ tải trang chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi vào website của bạn
Để có thể thu hút nhiều khách hàng truy cập và tương tác với website của mình, doanh nghiệp cần duy trì vị trí trong top tìm kiếm.
Anchor Text giữ một vai trò đặc biệt trong SEO. Tuy nhiên, nhiều SEOer vẫn chưa khám phá được hết công dụng thực sự của nó trong việc tăng hạng website trên Google
Website tốt và chất lượng luôn được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc website bị tụt hạng là do các backlink xấu gây ra
SEO mũ trắng và SEO mũ đen là 2 trường phái đối lập trong lĩnh vực SEO. Và việc lựa chọn sẽ theo trường phái nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn
Tiêu đề (title) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành động của người dùng tìm kiếm khi tiếp cận một trang web
Hiểu chính mình sẽ nắm trong tay 50% cơ hội chiến thắng, hiểu rõ đối thủ sẽ quyết định 50% còn lại. Đó là lý do tại sao việc phân tích website đối thủ lại cực kỳ quan trọng trong SEO