Trong quá trình seo website, các bạn có thể đã được nghe nhắc đến thuật ngữ PA. Nhưng không phải ai cũng biết PA là gì? Và ý nghĩa của chỉ số Page Authority trong SEO như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết các thắc mắc trên đây nhé!
PA là từ viết tắt của Page Authority. Nó chính là một chỉ số đánh giá được MOZ tạo ra để dự đoán khả năng lên TOP của một website trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Chỉ số này được thống kê dựa trên dữ liệu từ web Mozscape đưa ra bao gồm: số lượng liên kết, MozRank, MozTrust và hàng chục các yếu tố khác…
Page Authority sử dụng mô hình học máy – machine learning để có thể tìm giải thuật dự đoán sự tương quan với thứ hạng thông qua hàng nghìn trang kết quả tìm kiếm.
MOZ sẽ tính điểm Page Authority theo thang điểm từ 1 – 100. Trong thang điểm này, việc tăng điểm từ 20 – 30 đơn giản nhưng để đạt được 70 đến 80 là khó khăn. MOZ sẽ phải thường xuyên cập nhật để tính điểm PA cho các website. Vì thế, các bạn sẽ thấy điểm PA của trang web rất hay biến động.
Dưới đây là các yếu tố quan trọng được dùng để tính điểm PA của một website:
Các bạn cần nhớ rằng Page Authority chính là điểm số được dự đoán cách trang của bạn được xếp hạng chính xác nhất có thể. Nhưng điều này không có nghĩa là thiếu chính xác 100% về mặt kỹ thuật. Chỉ số PA sẽ cho bạn thấy bức tranh toàn cảnh tình trạng của website.
Để tính ra chỉ số PA, trình kiểm tra PA/PA checker tập hợp hơn 40 yếu tố đánh giá. Khi đánh giá chỉ số PA người ta không xem xét các yếu tố trên trang như tần suất từ khóa hoặc chất lượng nội dung. Mà Page Authority sẽ phụ thuộc vào chất lượng của các page link. Nếu bạn có một website đáng tin cậy dẫn link hay đề xuất trang của bạn, thì đó là dấu hiệu cho thấy chất lượng nội dung đáp ứng tốt cho các công cụ tìm kiếm.
Để kiểm tra chỉ số Page Authority, các bạn có thể sử dụng một số công cụ dưới đây:
Các bạn có thể kiểm tra Page Authority với công cụ Moz bằng cách truy cập vào đường dẫn: https://moz.com/free-seo-tools/ . Sau đó, bạn chỉ cần nhập tên miền vào kiểm tra là được.
Các bạn kiểm tra chỉ số Page Authority cho website bằng cách truy cập vào đường dẫn: https://www.seoreviewtools.com/buk-seomoz-authority-checker/ . Sau đó, các bạn nhập vào tên miền cần kiểm tra là được.
Các bạn có thể kiểm tra chỉ số PA cho website bằng công cụ SmallSEOTools bằng cách truy cập vào đường dẫn: https://smallseotools.com/page-authority-checker/ và nhập tê miền cần kiểm tra. Sau đó bạn chờ kết quả trả về.
Hiện nay, Ahrefs đã trở thành một trong những công cụ không thể thiếu đối với các SEOer. Các bạn có thể sử dụng công cụ này để kiểm tra chỉ số Page Authority cho website của mình. Dưới đây là các bước cụ thể:
=>> Xem thêm: Domain Authority là gì? 9 bước tăng Domain Authority hiệu quả
Sau khi đã tìm hiểu được chỉ số Page Authority là gì? Chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn 3 cách làm sao để tăng chỉ số PA của website hiệu quả:
Nội dung website của bạn càng chất lượng và độc đáo sẽ giúp điểm PA của website tăng. Dưới đây là cách xây dựng nội dung website:
Một trong những sai lầm lớn nhất khi xây dựng nội dung website đó chính là chỉ chú trọng vào mục đích SEO từ khóa lên TOP. Nhưng nếu chỉ chú ý vào việc chèn từ khóa mà viết nội dung không thú vị hay đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Thì chắc chắn bạn sẽ không thể có được điểm PA cao.
Muốn tăng điểm PA cho website của bạn thì cần sử dụng các từ khóa LSI. Từ khóa này phải là các cụm từ có liên quan chặt chẽ đến các chủ đề của website. Nó được chứng minh bởi sự liên kết của chúng với các công cụ tìm kiếm. Nội dung đó có đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng hay không.
Nội dung mới được xem là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng. Vì Google sẽ tìm kiếm các nội dung mới mẻ để cung cấp cho khách hàng. Nên nếu như website của bạn không có nội dung mới thì điểm PA cũng sẽ giảm.
Các bạn có thể tạo ra các nội dung chất lượng nhất trên Internet. Nhưng nội dung đó khó đọc thì cũng không thể tiếp cận được khách hàng. Chính vì thế, các bạn cần phải cấu trúc lại nội dung bài viết sao cho dễ đọc, dễ hiểu và đáp ứng được tối đa nhu cầu truy vấn của khách hàng.
Các liên kết bên ngoài đến từ các website chất lượng cao sẽ giúp cho chỉ số PA của bạn ngày một tăng cao hơn. Và để các bạn có thể có được các liên kết chất lượng thì bạn cần phải thực hiện theo các cách sau đây:
Hình ảnh cũng có tác dụng giúp tăng chỉ số Page Authority hiệu quả cho website. Dưới đây là một số lợi ích của việc sử dụng hình ảnh cho các bạn tham khảo:
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về chỉ số PA. Và cách làm tăng chỉ số Page Authority cho website hiệu quả.
Google Update là “cơn ác mộng” với tất cả các những người làm SEO. Bởi nó có thể khiến mọi nỗ lực đưa website lên top trước đó sụp đổ hoàn toàn chỉ trong một nốt nhạc
Nếu quy trình SEO của ban lâu nay vẫn cứng nhắc và rập khuôn theo một số gạch đầu dòng nhất định, thì ngay cả những SEOer lâu năm nhất cũng sẽ mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau đây.
Hiệu suất, tốc độ tải trang chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi vào website của bạn
Để có thể thu hút nhiều khách hàng truy cập và tương tác với website của mình, doanh nghiệp cần duy trì vị trí trong top tìm kiếm.
Anchor Text giữ một vai trò đặc biệt trong SEO. Tuy nhiên, nhiều SEOer vẫn chưa khám phá được hết công dụng thực sự của nó trong việc tăng hạng website trên Google
Website tốt và chất lượng luôn được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc website bị tụt hạng là do các backlink xấu gây ra
SEO mũ trắng và SEO mũ đen là 2 trường phái đối lập trong lĩnh vực SEO. Và việc lựa chọn sẽ theo trường phái nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn
Tiêu đề (title) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành động của người dùng tìm kiếm khi tiếp cận một trang web
Hiểu chính mình sẽ nắm trong tay 50% cơ hội chiến thắng, hiểu rõ đối thủ sẽ quyết định 50% còn lại. Đó là lý do tại sao việc phân tích website đối thủ lại cực kỳ quan trọng trong SEO