Các nhà quản trị web chắc hẳn đều hiểu các thẻ meta quan trọng với mỗi website mỗi website như thế nào. Nếu bạn là newbie và chưa biết đến khái niệm meta tags cũng như cách SEO meta tags lên top Google thì đừng bỏ qua những nội dung dưới đây nhé!
Meta tag thực chất là các thẻ meta được sử dụng ở phần Header của HTML. Nó được dùng để cung cấp thông tin về trang web cho các công cụ tìm kiếm. Những thông tin do thẻ meta tag cung cấp bao gồm: tiêu đề bài viết, tác giả, từ khóa chính, tóm tắt nội dung bài viết, ngôn ngữ chính được sử dụng…
Nếu không có thẻ meta tag thì website cơ bản vẫn hiển thị nội dung tương đối đầy đủ cho người dùng. Nhưng đối với các công cụ tìm kiếm như Google thì thẻ meta được sử dụng với mục đích lập chỉ mục và xếp hạng website.
Trên thực tế, người ta sử dụng rất nhiều loại thẻ meta tag với mục đích khác nhau. Nhưng chỉ có một số thẻ meta tag quan trọng đối với quá trình SEO website. Dưới đây xin giới thiệu 12 loại thẻ meta trong html quan trọng nhất đến các bạn tham khảo:
Thẻ title được dùng để khai báo tiêu đề khai báo tiêu đề của một trang nội dung. Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình SEO Onpage. Thẻ title sẽ giúp cho tiêu đề của trang được hiển thị một cách đầy đủ nhất trên công cụ tìm kiếm.
Cấu trúc của một thẻ title cơ bản bao gồm:
Trên công cụ tìm kiếm Google, thẻ title được hiển thị từ 60 – 70 ký tự. Nếu title dài hơn số ký tự cho phép thì phần dư sẽ được cắt đi thay bằng dấu 3 chấm (…)
Khi SEO website, Meta Description là một trong những thẻ hết sức quan trọng. Thẻ này thực chất là một đoạn mô tả ngắn nội dung về trang của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Thẻ meta description sẽ bao gồm từ 140 – 150 ký tự cung cấp nội dung tổng quát về bài viết cho khách hàng tham khảo.
Cấu trúc của thẻ meta description cơ bản:
Lưu ý: Thẻ meta description phải ngắn gọn, súc tích giúp cho người dùng có thể đọc và hiểu được nội dung của trang.
Thẻ meta keywords chính là thẻ mô tả từ khóa của một trang. Hiện nay, các công cụ tìm kiếm đã không còn đánh giá cao loại thẻ này. Nhưng theo các chuyên gia SEO, các bạn vẫn nên sử dụng trên website.
Cấu trúc của thẻ Meta Keywords bao gồm:
Lưu ý: Khi sử dụng thẻ meta keywords, các bạn chỉ nên đặt một vài từ khóa quan trọng liên quan đến nội dung của trang.
Meta Language là loại thẻ được sử dụng để khai báo ngôn ngữ của một trang web. Nó giúp thông báo cho trình duyệt và các công cụ đọc, xử lý văn bản biết ngôn ngữ được sử dụng là gì. Điều này sẽ giúp cho cả bot và người dùng có thể tiếp cận được nội dung trên trang của bạn thuận lợi hơn.
Cấu tạo của thẻ meta language cho ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm:
Thẻ meta content type thường được sử dụng để khai báo và mã hóa ký tự của một trang web. Từ đó, nó sẽ giúp cho các trình duyệt biết được nội dung trên trang của bạn được mã hóa ký tự như thế nào và hiển thị thông tin một cách tốt nhất.
Cấu tạo của thẻ meta content type như sau:
Meta Refresh có tác dụng yêu cầu trình duyệt chuyển hướng người dùng đến một URL khác sau một khoảng thời gian nhất định. Các thẻ chuyển hướng rất quan trọng đối với quá trình SEO website nên các bạn cần hết sức cẩn thận khi sử dụng.
Cấu tạo của thẻ Meta Refresh như sau:
Lưu ý: Khi dùng thẻ meta refresh, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thẻ Meta Geo thực chất là một đoạn mã được đưa vào website nhằm mục đích khai báo vị trí địa lý cụ thể của doanh nghiệp. Thẻ này sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm có thể định hướng tốt hơn cho những người dùng trong cùng một khu vực mà bạn đang cung cấp dịch vụ/sản phẩm.
Các bạn có thể sử dụng thẻ Meta Geo để khai báo theo các dạng: tọa độ (kinh độ, vĩ độ), địa chỉ hoặc khu vực…Bạn có thể sử dụng công cụ Geo Tag để tạo mã cho nhanh hơn.
Cấu tạo của thẻ Meta Geo như sau:
Meta Robots là thẻ mang nhiều giá trị nhưng thường thì nó được sử dụng để phục vụ 3 mục đích chính sau đây:
Cấu tạo của thẻ Meta Robots như sau:
Meta Author là loại thẻ được dùng để nêu tên tác giả của trang. Ví dụ như trong 1 bài viết thì thẻ này sẽ hiển thị tên tác giả của bài viết đó cho người đọc nhìn thấy.
Cấu tạo của thẻ meta author như sau:
Ref= “canonical” là loại thẻ mà các công cụ tìm kiếm có thể dựa vào đó mà biết phiên bản nào của trang nội dung bạn coi là trang chính và muốn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục cho người đọc tìm thấy.
Thẻ này thường được dùng trong các trường hợp khi cùng một trang nội dung lại có sẵn nhiều URL khác nhau hoặc nhiều trang khác nhau nhưng lại có nội dung giống nhau và cùng một chủ đề.
Cấu tạo của thẻ Rel= “canonical” như sau:
Schema markup chính là một kỹ thuật được sử dụng để tổ chức dữ liệu trên mỗi trang web theo cách mà công cụ tìm kiếm công nhận. Việc sử dụng các thẻ lược đồ cho các phần tử trang nhất định sẽ giúp làm cho đoạn mã của SERP của bạn chứa nhiều thông tin hữu ích hấp dẫn người dùng.
Social meta chính là loại thẻ được sử dụng để kết nối website với các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo hay Twitter. Khi một ai đó chia sẻ URL trang web của bạn lên trên các trạng mạng xã hội thì nội dung trên thẻ meta social sẽ giúp cho mạng xã hội nhận biết thông tin của trang được hiển thị như thế nào từ: tiêu đề, nội dung tóm tắt, hình ảnh, video…
Meta Viewport là loại thẻ được sử dụng để cho phép bạn có thể xác định được cấu hình một trang sẽ được chia tỷ lệ và hiển thị trên các thiết bị nào.
Cấu tạo của thẻ Meta Viewport như sau:
Trong đó:
“width=device-width” sẽ giúp cho trang hiển thị khớp với chiều rộng của màn hình theo đơn vị pixel mà không bị phụ thuộc vào thiết bị được sử dụng.
Initial-scale=1 lại giúp thiết lập mối quan hệ 1:1 giữa pixel CSS và pixel của màn hình không phụ thuộc vào thiết bị.
Trên thực tế, thẻ meta viewport không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng nhưng có liên quan đến trải nghiệm người dùng. Chính vì vậy, các seoer cũng phải tập trung tối ưu thẻ này hỗ trợ người dùng một cách tốt nhất.
Thẻ Meta Google chính là loại thẻ được sử dụng khi bạn muốn loại bỏ nội dung ra khỏi Google. Các thuộc tính của thẻ meta Google được thể hiện qua các tác dụng sau:
Lưu ý: Các bạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ này. Ngoại trừ trường hợp bạn muốn điều khiển Googlebot theo ý của mình và giúp nó hiển thị website theo cấu trúc mà mình mong muốn.
Trên đây là 12 loại thẻ meta tags quan trọng cho quá trình SEO website mà các bạn nên biết. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn sử dụng các thẻ này một cách hiệu quả trong quá trình đẩy top từ khóa.
Google Update là “cơn ác mộng” với tất cả các những người làm SEO. Bởi nó có thể khiến mọi nỗ lực đưa website lên top trước đó sụp đổ hoàn toàn chỉ trong một nốt nhạc
Nếu quy trình SEO của ban lâu nay vẫn cứng nhắc và rập khuôn theo một số gạch đầu dòng nhất định, thì ngay cả những SEOer lâu năm nhất cũng sẽ mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau đây.
Hiệu suất, tốc độ tải trang chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi vào website của bạn
Để có thể thu hút nhiều khách hàng truy cập và tương tác với website của mình, doanh nghiệp cần duy trì vị trí trong top tìm kiếm.
Anchor Text giữ một vai trò đặc biệt trong SEO. Tuy nhiên, nhiều SEOer vẫn chưa khám phá được hết công dụng thực sự của nó trong việc tăng hạng website trên Google
Website tốt và chất lượng luôn được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc website bị tụt hạng là do các backlink xấu gây ra
SEO mũ trắng và SEO mũ đen là 2 trường phái đối lập trong lĩnh vực SEO. Và việc lựa chọn sẽ theo trường phái nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn
Tiêu đề (title) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành động của người dùng tìm kiếm khi tiếp cận một trang web
Hiểu chính mình sẽ nắm trong tay 50% cơ hội chiến thắng, hiểu rõ đối thủ sẽ quyết định 50% còn lại. Đó là lý do tại sao việc phân tích website đối thủ lại cực kỳ quan trọng trong SEO