SERP Analysis được xem là một trong những khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu từ khóa của các SEOer. Vậy SERP Analysis là gì? Làm thế nào để những người mới vào nghề có thể sử dụng được SERP Analysis hiệu quả? Ở bài viết dưới đây, SEO PLUS sẽ được hướng dẫn từng bước sử dụng SERP Analysis để kiểm tra chất lượng từ khóa cũng như phân loại content đúng chủ đề.
Để có thể hiểu được SERP Analysis là gì? Các bạn cần phải đi tìm hiểu những khái niệm xung quanh thuật ngữ này. Cụ thể:
SERP chính là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Search Engine Results Pages (trang kết quả của công tìm kiếm). SERP sẽ giúp cung cấp cho bạn những kết quả tìm kiếm được trả về trên trang Google thông qua những truy vấn của người dùng. Các kết quả này sẽ bao gồm: quảng cáo Google Ads, các kết quả tìm kiếm tự nhiên, các đoạn trích dẫn nổi bật, đồ thị tri thức và các kết quả video…
SERP sẽ hiển thị rất nhiều tính năng trên trang nhất Google nhưng hiện nay chỉ có 4 tính năng quan trọng nhất đó là:
Trên trang kết quả tìm kiếm SERP sẽ chỉ ưu tiên hiển thị các kết quả của quảng cáo Google. Trong đó, nó cung cấp tới 7 vị trí được sắp xếp xoay vòng. Cụ thể: 4 vị trí trên TOP đầu và cả 3 vị trí ở phía cuối trang. Còn lại các vị trí kết quả này không mất phí quảng cáo mà dựa vào SEO thì được xác định bởi thuật toán của Google.
SERP Analysis chính là quá trình phân tích các trang web đang được xếp hạng cho cùng một từ khóa hoặc một chủ đề nhất định trên trang kết quả tìm kiếm. Và SERP Analysis sẽ giúp cho các SEOer có thể đánh giá được khả năng và cơ hội để hạ gục đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường.
SERP Analysis có liên quan mật thiết đến việc kiểm tra xem trên trang kết quả tìm kiếm. Công cụ này sẽ cho biết những hình thức hiển thị nào để đảm bảo rằng nội dung trên trang web có thực sự phù hợp với Search Intent của người dùng hay không.
SERP Analysis sẽ giúp cho các SEOer có thể phát hiện từ khóa hay từ việc phân tích trang của đối thủ một cách dễ dàng hơn. Đích đến của việc sử dụng SERP Analysis chính là mang đến chiến lược tối ưu content (nội dung) và xây dựng backlink đa tầng hiệu quả. Đối với các SEOer mới vào nghề thì các bạn cần tìm hiểu kỹ về Domain Authority, Page Authority, loại content, độ biến động SERP và các chỉ số liên kết ý định tìm kiếm… Những yếu tố này được xem là khá quan trọng để gia tăng lượng traffic của website.
Phân tích SERP không phải là sự sao chép những gì mà các trang xếp hạng hàng đầu đang làm. Mà phân tích này sẽ giúp cho bạn có thể lên chiến lược marketing tối ưu hơn và tìm ra được những từ khóa nhắm đúng mục tiêu hơn. Khi các bạn bắt đầu phân tích SERP hãy cân nhắc và xem xét nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến website như: Page Authority, Domain,chỉ số liên kết, các loại content, định dạng content, ý định tìm kiếm,…
Dưới đây là những lợi ích mà SERP Analysis mang đến cho website của bạn:
Để phân tích SERP, các bạn có thể sử dụng nhiều công cụ như SERP Checker by Mangools, SEOquake, Moz SERP Analysis, Google Search,… Nhưng Ahrefs được đánh giá là công cụ hiệu quả khi phân tích SERP. Dưới đây hãy cùng tham khảo xem các bước để thực hiện SERP Analysis là gì?
Hiện nay, SERP có đến 24 cách hiển thị kết quả tìm kiếm trên Google như featured snippets (các đoạn trích nổi bật), Local Pack (Gói địa phương), Reviews (Đánh giá),… Chính vì điều này mà từ khóa của bạn mặc dù nằm ở vị trí cao nhưng tỉ lệ truy cập lại rất thất. Để thu hút được khách hàng tiềm năng truy cập trực tiếp vào website thì các bạn cần quan tâm nhiều về chỉ số click.
Việc phân tích các từ khóa phụ sẽ giúp bạn có thể mở rộng chủ đề cho bài viết trên website. Vì từ khóa phụ thường mang tính chất mô tả, bổ trợ từ khóa chính. Các loại từ khóa này sẽ dễ dàng được SEO lên Top hơn nhưng lượng truy cập lại không cao. Tuy nhiên, nếu các bạn biết cách phân tích từ khóa phụ hiệu quả cũng có thể giúp website vượt qua đối thủ trong bảng xếp hạng tìm kiếm.
Để nhận biết đâu là một từ khóa tiềm năng thì các bạn cần quan sát website của các đối thủ trong TOP 10. Sau khi xem xét, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng ít nhất 1 – 2 đối thủ có ngưỡng điểm +/- 5 so với điểm Domain Rating của bạn. Và URL Rating sẽ được chấm từ 0 đến < 20 và con số này chỉ giúp bạn mang tính chất minh họa và không phải là chuẩn mực.
Search Intent được hiểu là ý định tìm kiếm của khách hàng. Việc các bạn phân tích Search Intent sẽ giúp cho các bạn hiểu được truy vấn tìm kiếm của người dùng. Bước rất quan trọng để giúp các bạn có thể triển khai SERP Analysis. Và để phân tích ý định tìm kiếm của khách hàng thì các bạn không nên bỏ qua các yếu tố là: Informational (thông tin), Navigational (điều hướng), Commercial Investigation (điều tra thương mại), Transaction (giao dịch).
Trước khi tiến hành viết bài, các bạn hãy luôn kiểm tra xem loại content nào đang chiếm ưu thế trên SERP. Vì nếu không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng bài viết của bạn có thể dễ dàng bị tụt dốc. Sau khi, bạn tiến hành phân loại nội dung xong hãy phân tích đến chất lượng nội dung bài viết. Và người viết sẽ cần nắm rõ cấu trúc của một bài viết chuẩn SEO. Dưới đây là các yếu tố mà bạn cần quan tâm:
Việc kiểm tra lịch sử biến động thứ hạng và phân tích số lượng liên kết link nội bộ hoặc backlink có thật sự chất lượng để sử dụng hay không cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình giúp website hiển thị lên top đầu SERP. Nhờ vào SERP Analysis mà các chuyên gia SEO sẽ dự đoán được độ cạnh tranh của (từ khóa, thị trường) so với đối thủ và đưa ra những chiến lược content hợp lý.
SERP Analysis rất quan trọng trong quá trình thực hiện SEO website, vì thế nếu bạn làm tốt khâu này đồng nghĩa với việc xây dựng được định hướng chuẩn khi phát triển website. Cũng nhờ thế mà các công việc tiếp theo của quá trình SEO website sẽ tránh lãng phí và tốn thời gian vô ích!
Google Update là “cơn ác mộng” với tất cả các những người làm SEO. Bởi nó có thể khiến mọi nỗ lực đưa website lên top trước đó sụp đổ hoàn toàn chỉ trong một nốt nhạc
Nếu quy trình SEO của ban lâu nay vẫn cứng nhắc và rập khuôn theo một số gạch đầu dòng nhất định, thì ngay cả những SEOer lâu năm nhất cũng sẽ mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau đây.
Hiệu suất, tốc độ tải trang chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi vào website của bạn
Để có thể thu hút nhiều khách hàng truy cập và tương tác với website của mình, doanh nghiệp cần duy trì vị trí trong top tìm kiếm.
Anchor Text giữ một vai trò đặc biệt trong SEO. Tuy nhiên, nhiều SEOer vẫn chưa khám phá được hết công dụng thực sự của nó trong việc tăng hạng website trên Google
Website tốt và chất lượng luôn được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc website bị tụt hạng là do các backlink xấu gây ra
SEO mũ trắng và SEO mũ đen là 2 trường phái đối lập trong lĩnh vực SEO. Và việc lựa chọn sẽ theo trường phái nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn
Tiêu đề (title) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành động của người dùng tìm kiếm khi tiếp cận một trang web
Hiểu chính mình sẽ nắm trong tay 50% cơ hội chiến thắng, hiểu rõ đối thủ sẽ quyết định 50% còn lại. Đó là lý do tại sao việc phân tích website đối thủ lại cực kỳ quan trọng trong SEO