Một trong những vấn đề về SEO nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhất là Subdomain vs Subfolder. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích dưới góc độ kỹ thuật để hiểu được 2 khái niệm này, cũng như cách sử dụng chúng hợp lý khi SEO website nhé.
Subfolder hay Subdirectory là một dạng website thứ cấp dưới domain chính. Website này sử dụng các folder để tổ chức nội dung trên trang.
Trên đường link của trang, subdirectory (thư mục con) sẽ đứng sau root directory (thư mục chính) hoặc tên của domain. Ví dụ, với tên miền https://hollaweb.com/ thì subdirectory URL có thể là https://hollaweb.com/thiet-ke-website hoặc thậm chí là https://hollaweb.com/thiet-ke-website/website-ban-hang. Trên mỗi folder lại có thể xây dựng thêm một folder khác mà không có giới hạn.
Subfolder cho phép bạn tạo ra hàng trăm layer, tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn nên lạm dụng và xây dựng quá nhiều folder con như vậy. Quá nhiều lớp folders con có thể chính là “ác mộng” đối với việc làm SEO.
Hãy thử tượng tưởng, một chuỗi URL quá dài và rắc rối không chỉ khiến bạn khó kiểm soát mà còn làm người dùng tương tác trên trang web của bạn gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, công cụ tìm kiếm cũng sẽ khó crawl hết các nội dung mới trên trang một cách thường xuyên được.
Mặt khác, các subfolder cũng rất tốt cho SEO nếu bạn biết tận dụng chúng để kiếm backlink, giúp tăng điểm Domain Authority (DA) cho domain chính. Nếu site của bạn được điều hướng tốt, URL đủ ngắn và đơn giản thì bạn có thể thương mại hóa những webpages hoặc landing pages cụ thể mà không gây khó khăn, nhầm lẫn cho người dùng.
Subdomain cũng là một dạng website thứ cấp nhưng thay vì sử dụng các folder để tốt chức nội dung trên trang thì nó lại được tách biệt ra như một website riêng. Subdomain vẫn sẽ có mối quan hệ mật thiết với root domain nhưng sẽ có CMS (content management system), template riêng. Bên cạnh đó, các công cụ đo lường hiệu suất website cũng hoàn toàn độc lập với root domain.
Xem thêm: Google Analytics là gì? Lợi ích của Google Analytics là gì?
Cấu trúc của subdomain tương đối nông. Bạn sẽ có một thư mục gốc riêng và các thư mục con bên trong nó đều ngang cấp với nhau. Bạn cũng không thể tạo các thư mục con bên trong các thư mục con giống như subfolder.
Subdomain sẽ trở thành một công cụ SEO cực kỳ mạnh mẽn nếu bạn có thể quản lí và khai thác hết tiềm năng của nó. Đặc biệt, nếu công ty bạn có nhiều ngành hàng và nội dung cũng được phân chia thành nhiều lĩnh vực trên trang, rất khó để quản lí chỉ trên một website. Khi đó, với mỗi nhóm nội dung, bạn có thể đặt trên một subdomain để dễ khai thác chuyên sâu cho từng mảng và quản lí chúng dễ dàng hơn.
Có rất nhiều cách ứng dụng subdomain để phát triển mô hình kinh doanh, dưới đây là 5 phương pháp phổ biến nhất.
Đôi khi, bạn sẽ thấy việc đặt phần Chăm sóc khách hàng lên trang chính chẳng hợp lí chút nào. Ví dụ, chính Google cũng sử dụng subdomain support.google.com thay vì tạo một thư mục với đường dẫn google.com/support trên trang. Lý do chính ở đây là do cấu trúc của website. Google.com là một công cụ tìm kiếm nhưng đường dây hỗ trợ khách hàng của Google không thuộc lĩnh vực này. Do đó, nó cần tên miền phụ của riêng mình để kết nối và phục vụ người dùng một cách chính xác nhất.
Nếu mô hình kinh doanh của bạn đang hoạt động tại nhiều quốc gia hoặc vùng miền khác nhau, thì sử dụng subdomain là cực kỳ hợp lý. Ví dụ, trang tin rao vặt nổi tiếng Craigslist đặt các subdomain sites theo từng khu vực khác nhau như https://losangeles.craigslist.org/ hay https://minneapolis.craigslist.org/. Tương tự, nếu bạn có 1 trang riêng cho khách hàng ở Hà Nội và một trang riêng cho khách hàng tại TP.HCM thì hãy sử dụng subdomain thay vì subdirectory.
Nhiều công ty đã lựa chọn đặt trang blog của mình trên tên miền phụ thay vì đặt thành một chuyên mục trên trang chính. Ví dụ như trang blog.hubspot.com của hubspot.com. Bạn có thể tạo subdomain blog riêng cho website của mình để khai thác nội dung chuyên sâu hơn và tạo độ uy tín về từng ngách của thị trường.
Đối với các công ty kinh doanh sản phẩm, bên cạnh các sản phẩm dịch vụ thông thường, bạn có thể đặt một cửa hàng trực tuyến để bán các sản phẩm phụ trên một subdomain khác.
Nếu công ty của bạn thường tổ chức nhiều sự kiện và những landing pages riêng biệt, tốt nhất là hãy tách chúng ra các tên miền phụ khác nhau để tách biệt hẳn chúng ra khỏi phần sản phẩm và dịch vụ chính trên trang gốc. “Ông lớn” Microsoft cũng đang sử dụng subdomain events.microsoft.com cho các sự kiện của mình.
Để tạo subdomains trên Cpanel bạn chọn Subdomains > Nhập tên miền phụ muốn tạo > Tạo. Sau đó bạn kiểm tra danh sách Các subdomain hiện hành sẽ thấy đường dẫn tới thư mục /public_html/subdomain. Tới đây, bạn có thể upload source code của web vào.
Sau khi đã tìm hiểu những khái niệm cơ bản bên trên, chúng ta có thể rút ra 2 kết luận:
Về mặt kỹ thuật, website có thể sử dụng cả cấu trúc subdomain và subdirectory. Các subdomain thường có những subfolder bên trong để tổ chức nội dung trên trang. Để ứng dụng hợp lí subdomain và subdirectory vào chiến dịch SEO của mình, các nhà quản trị phải thực sự hiểu cấu trúc căn bản trên website của mình. Để rõ hơn về điều này, hãy tìm hiểu kỹ hơn sự ảnh hưởng của các subdomain và subdirectories đến SEO trong phần tiếp theo.
Nhiều chuyên gia SEO cho rằng bot của Google có thể bị nhầm lẫn giữa một tên miền phụ và phần còn lại của cả trang web ở domain chính. Tuy nhiên, có những ý kiến lại cho rằng những con bot hoàn toàn có thể hiểu subdomain là một phần mở rộng của tên miền chính.
Nhiều chuyên gia SEO cũng tranh luận rằng liệu subdomain có chia sẻ độ uy tín từ các backlink với root domain hay không. Tên miền phụ được coi là một thực thể hoàn toàn độc lập với root domain, vì vậy chúng không hưởng bất cứ link authority nào mà bạn đã built cho nội dung trên web chính. Thêm vào đó, nếu bạn tối ưu cùng một từ khóa cho trang chính và domain phụ, chúng có thể cạnh tranh lẫn nhau.
Subdomain có thể rất hữu dụng nếu công ty của bạn có một hệ sinh thái lớn, trong đó mỗi subdomain sẽ được sử dụng cho những mục đích và chức năng khác nhau với vai trò các mô hình kinh doanh độc lập. Ví dụ, Disney đã sử dụng các domain là cars.disney.com, shop.disney.com, và movies.disney.com cho những mục đích và tập trung vào đối tượng người dùng cũng như thị trường ngách khác nhau. Mặc dù các subdomain này không chia sẻ DA từ backlink với root domain nhưng lại target vào những từ khóa khác nhau.
=>> Nếu thanh điều hướng trên website của bạn không có quá nhiều thư mục con, hãy sử dụng subdirectory thay cho subdomain để có thể nhận được đầy đủ DA từ backlink trỏ về.
Vậy Google nói gì về subdirectory vs subdomain SEO?
Nhà phân tích xu hướng quản trị website của Google, John Mueller đã khẳng định rằng việc tạo các subdomain không ảnh hưởng gì đến thứ hạng SEO tổng thể của trang web. Thực tế, Google hiện đã đủ thông minh để nhận ra đâu là domain chính và đâu là subdomain của một website.
Subdomain và subfolder đều hữu ích và có lợi trong quá trình tối ưu website nếu bạn sử dụng chúng phù hợp. Subdomain sẽ mang đến cho các webmaster khả năng tổ chức và xây dựng cấu trúc site tốt nếu bạn có nhiều nhóm nội dung. Subdirectory sẽ hữu ích với những website với lượng nội dung nhỏ hơn.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về subdomain và subdirectory cũng như ảnh hưởng của chúng trong hoạt động tối ưu website.
Google Update là “cơn ác mộng” với tất cả các những người làm SEO. Bởi nó có thể khiến mọi nỗ lực đưa website lên top trước đó sụp đổ hoàn toàn chỉ trong một nốt nhạc
Nếu quy trình SEO của ban lâu nay vẫn cứng nhắc và rập khuôn theo một số gạch đầu dòng nhất định, thì ngay cả những SEOer lâu năm nhất cũng sẽ mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau đây.
Hiệu suất, tốc độ tải trang chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi vào website của bạn
Để có thể thu hút nhiều khách hàng truy cập và tương tác với website của mình, doanh nghiệp cần duy trì vị trí trong top tìm kiếm.
Anchor Text giữ một vai trò đặc biệt trong SEO. Tuy nhiên, nhiều SEOer vẫn chưa khám phá được hết công dụng thực sự của nó trong việc tăng hạng website trên Google
Website tốt và chất lượng luôn được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc website bị tụt hạng là do các backlink xấu gây ra
SEO mũ trắng và SEO mũ đen là 2 trường phái đối lập trong lĩnh vực SEO. Và việc lựa chọn sẽ theo trường phái nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn
Tiêu đề (title) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành động của người dùng tìm kiếm khi tiếp cận một trang web
Hiểu chính mình sẽ nắm trong tay 50% cơ hội chiến thắng, hiểu rõ đối thủ sẽ quyết định 50% còn lại. Đó là lý do tại sao việc phân tích website đối thủ lại cực kỳ quan trọng trong SEO