Thẻ canonical là gì? Cách sử dụng thẻ canonical ra sao? Canonical có thực sự cần thiết cho SEO? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Thẻ Canonical được tạo ra để giải quyết vấn đề Duplicate Content. Bạn có thể hiểu đơn giản như sau: Trên cùng một website không tránh khỏi việc trùng lặp nội dung giữa các trang, danh mục, bài viết. Khi một nội dung lại có đến 2 hoặc nhiều phiên bản, Google sẽ không biết chính xác được đâu mới là phiên bản gốc cần index.
Lúc này, bạn cần đến thẻ canonical (hay còn gọi là rel=”canonical“) để thông báo cho công cụ tìm kiếm biết đâu là phiên bản chính và đâu là bản sao của nó. Từ đó chỉ định cho Google biết nên index và xếp hạng phiên bản nào, cũng như đâu là vị trí cần hợp nhất “link equity”.
Canonical URL tồn tại dưới định dạng là một đoạn mã HTML sau: .
Thuộc tính giải quyết tình trạng trùng lặp nội dung trên website
Duplicate Content trên website là điều Google cực kỳ “ghét”. Bởi nếu tồn tại quá nhiều phiên bản nội dung giống nhau trên cùng một trang web, Google sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để crawl data và thu thập thông tin của các bản này. Điều này ảnh hướng đến “ngân sách thu thập dữ liệu” của Google. Tức là, Google sẽ mất thời gian thu thập thông tin nhiều bản cùng một page thay vì khám phá nội dung quan trọng khác trên website. Website bị trùng lặp nội dung quá nhiều đương nhiên sẽ không được Google đánh giá cao, ảnh hưởng đến điểm SEO.
Như vậy, canonical trong SEO giải quyết được các vấn đề sau:
Trường hợp xấu hơn, khi tình trạng duplicate content diễn ra quá nhiều, website có thể bị thuật toán Panda phạt nặng dẫn đến tụt hạng SEO. Do đó, thẻ canonical cũng đóng góp vào việc duy trì thứ hạng SEO bền vững.
Canonical góp phần đẩy thứ hạng SEO
Làm sao để sử dụng thẻ canonical hiệu quả vẫn luôn là câu hỏi lớn đối với các newbie. Bạn có thể tham khảo một số cách được chia sẻ dưới đây để xem xét và sử dụng thẻ chuẩn xác nhất:
Trên cùng một trang web, nếu có 3 URL X, Y và Z đang có sự trùng lặp nội dung với nhau, trong đó Z là phiên bản gốc. Bạn hãy đặt thẻ canonical trỏ tới URL Z. Nghe có vẻ khá hiển nhiên nhưng đây là cách sử dụng thẻ canonical cơ bản nhất mà không thể không nhắc tới.
Sau khi xác định được URL chuẩn tắc, bạn chỉ cần đặt dòng mã sau vào trong thẻ:
Phần điền vào dấu ba chấm chính là URL của trang nội dung chuẩn mà bạn vừa xác định được. Nếu bạn đã nắm rõ bước này thì cùng tham khảo cách tối ưu tiếp theo là gì nhé.
Lưu ý: Bạn có thể canonical trong SEO của website bằng cách xem nguồn trang (Ctr+U).
Có rất nhiều trường hợp cần ứng dụng thẻ canonical trong SEO. Để tổng quan nhất, chúng tôi sẽ chỉ ra một số trường hợp cần có canonical mà nhà quản trị web thường gặp phải:
Như đã nói ở trên, chúng ta cần thêm canonical tag vào những URL có nội dung bị trùng lặp lẫn nhau để khai báo cho công cụ tìm kiếm biết đâu là URL chính tắc.
Lưu ý:
Bị trùng lặp trang chủ là vấn đề thường gặp với các nhà quản trị web. Vì vẫy hãy để canonical luôn trong homepage template để chủ động chuẩn hóa trang chủ của website và tránh những vấn đề không thể lường trước được.
Công cụ tìm kiếm có thể tránh các canonical tag có bị mix tín hiệu với nhau. Hiểu đơn giản là bạn không nên khai báo trang B là URL chính tắc của trang A và đồng thời trang A là URL chính tắc của trang B. Thậm chí cũng không nên khai báo thành chuỗi theo dạng A–>B, B–>C, C->D để tránh khiến công cụ tìm kiếm bị nhầm lẫn.
Trường hợp này thường xảy ra khi bạn có một cửa hàng trực tuyến với nhiều sản phẩm khá tương đồng với nhau. Trong trường hợp này, theo nhiều chuyên gia SEO, bạn nên sử dụng thẻ canonical để cho công cụ tìm kiếm tập trung và trang sản phẩm chính và dành nhiều tài nguyên để crawl data cũng như xếp hạng trang này trên SERPs.
Vấn đề này thường bị bỏ qua tuy nhiên lại để lại hậu quả khá nghiên trọng. URL parameters được tạo ra cho mục đích tracking để bạn dễ dàng theo dõi các chiến dịch cụ thể thông qua các đường link. Vấn đề là mỗi parameter được tạo ra từ URL chính lại khiến Google hiểu là một trang khác nhau và có nội dung trùng lặp với URL gốc. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến URL chính tắc của bạn nói riêng và kế hoạch SEO tổng thể nói chung.
Một trường hợp hợp có thể xảy ra vấn đề này là khi hệ thống Blogs tự động lưu nhiều URL khi lưu nội dung dưới nhiều chuyên mục khác nhau khi URL website của bạn có dạng domain/category/ID bài viết.
Ví dụ: Bài viết được đặt trong 2 category là “Dịch vụ SEO” và “Kiến thức SEO” nên tự động có 2 URL riêng biệt là https://hollaweb.com/bai-viet/thiet-ke-website và https://hollaweb.com/dich-vu/thiet-ke-website thì đây cũng là trường hợp bạn cần sử dụng canonical tag.
Google tuyên bố đã thông báo rằng nhà quản trị web nên sử dụng canonical tự tham chiếu. Khái niệm này có thể hiểu đơn giản là chúng cần thêm canonical tag cho mỗi trang trên website của mình, dù chúng có phiên bản trùng lặp hay không. Nghĩa là, nếu bạn có trang A, hãy khai báo canonical trỏ đến chính trang A.
Ví dụ: Dù trang https://hollaweb.com/bai-viet/thiet-ke-website-da-nang không có phiên bản trùng lặp nào nhưng vẫn cần được khai báo canonical tự tham chiếu là .
Lưu ý: Hãy kiểm tra các thẻ canonical động của bạn
Đôi khi, lỗi code dẫn đến việc mỗi phiên bản của URL lại tự viết ra một canonical khác nhau, vấn đề này đặc biệt thường xảy ra với các trang thương mại điện tử.
Ví dụ: Lỗi code có thể khiến canonical của URL https://hollaweb.com/bai-viet/thiet-ke-website-/%3Ffbclid%jkhhgyj khai báo nhầm là trong khi phải khai báo về URL chính tắc là .
Nếu đang quản trị nhiều website, bạn có thể sử dụng thẻ canonical chéo giữa các domain. Giả sử bạn cần đăng tải một bài viết quảng bá sự kiện mới lên tất cả các site của công ty, hãy sử dụng thẻ canoical để Google hiểu và tập trung xếp hạng cho bài viết ở trang chính, đồng thời ngăn không cho các bài viết non-canonical được xếp hạng.
Nếu bạn có những bài viết chia thành Part 1, Part 2, Part 3,.. thường có cùng từ khóa, tiêu đề và mô tả thì cũng nên sử dụng canonical để khai báo URL chính tắc về bài viết gốc.
Đây là câu hỏi thường gặp của những người mới bắt đầu học SEO. Mặc dù đều có tác dụng trỏ đến một URL chính nhưng chúng lại đem đến 2 kết quả hoàn toàn khác nhau cho cả công cụ tìm kiếm và người dùng.
Nếu bạn sử dụng redirect 301 từ trang A sang trang B, người dùng sẽ được chuyển tự động sang trang B và không thể xem nội dung trên trang A. Còn nối bạn dùng canonical, người dùng vẫn có thể truy cập và đọc nội dung trên trang A và công cụ tìm kiếm sẽ tự hiểu trang B là URL chính tắc của trang A.
Một số trường hợp không nên dùng thẻ canonical trong SEO. Thay vào đó, hãy dùng chuyển hướng redirect 301 htaccess đối với các phiên bản có www và không có www, hay giao thức http và https.
Yoast SEO là một plugin hỗ trợ SEO được nhiều webmaster sử dụng. Công cụ này cũng có khả năng tối ưu thẻ canonical cực kỳ ưu việt. Để cài đặt bạn làm theo các bước sau:
URL chuẩn cần được đặt trong thẻvà càng gần phần phía trên càng tốt. Nếu đặt sai vị trí, Google sẽ bỏ qua sự tồn tại của thẻ canonical.
Bot Google sẽ bỏ qua URL nếu một trang được gắn nhiều hơn 1 thẻ canonical.
Thẻ canonical được thiết lập không cụ thể tức là khai báo chồng chéo hoặc thành vòng lặp. Điều này gây khó hiểu cho công cụ tìm kiếm dẫn đến việc Google hiểu sai hoặc bỏ qua thẻ này, ảnh hưởng đến chiến lược SEO. Vì vậy, bạn cần tạo các URL rõ nghĩa, đưa thông điệp một cách rõ ràng để công cụ tìm kiếm đưa ra lựa chọn chuẩn xác nhất.
Đây là lỗi mà rất nhiều SEOer mắc phải do “ẩu”. Đường dẫn cần được thực hiện theo cú pháp đầy đủ. Cần tạo các URL tuyệt đối như: https://tenmien.com/baiviet/ thay vì URL tương đối: tenmien.com/baiviet/
Bạn không nên sử dụng thẻ Canonical tại các trang blog (liệt kê nhiều bài viết) hoặc các trang danh mục sản phẩm (bao gồm nhiều sản phẩm). Thay vì dùng Canonical, để tránh bị bỏ sót trang không được lập chỉ mục, hãy sử dụng tính năng phân trang với thuộc tính rel = “next” và rel = “prev”.
Khi thiết lập chuyển hướng tự động từ giao thức http sang https xong, đừng quên cập nhật đường dẫn trong URL sang dạng https.
Cập nhật đường dẫn khi thiết lập thẻ canonical
Trỏ Canonical trên phiên bản mobile (dạng m.yourdomain.com) là cách làm sai mà rất nhiều anh em SEOer mắc phải. Cách làm đúng là phải trỏ trang gốc về bản desktop. Từ đó mới khai báo thêm đến mobile bằng thuộc tính “alternate”.
Thứ nhất, mức độ tin cậy của thẻ canonical ở các công cụ tìm kiếm khác nhau sẽ khác nhau. Đặc biệt, nó chỉ hoạt động hiệu quả nếu nội dung bị trùng lặp 100% giữa bản gốc và các bản sao.
Thứ hai, chỉ nên sử dụng thẻ canonical khi 2 hoặc nhiều trang có một lượng nội dung đáng kể bị trùng lặp hoàn toàn. Nếu trùng lặp ít, thì không nên chèn thuộc tính rel=”canonical”. Bởi nếu thêm thẻ này vào, vô hình chung sẽ làm lãng phí nguồn lực khi khai báo 1 trang có URL phụ và không được “tính” vào kho dữ liệu trên website.
Tóm lại, trong quy trình SEO website, bạn nên tìm hiểu dịch vụ SEO Google Map thật kỹ về cách sử dụng canonical để tránh những thiệt hại không đáng có cho website.
Google Update là “cơn ác mộng” với tất cả các những người làm SEO. Bởi nó có thể khiến mọi nỗ lực đưa website lên top trước đó sụp đổ hoàn toàn chỉ trong một nốt nhạc
Nếu quy trình SEO của ban lâu nay vẫn cứng nhắc và rập khuôn theo một số gạch đầu dòng nhất định, thì ngay cả những SEOer lâu năm nhất cũng sẽ mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau đây.
Hiệu suất, tốc độ tải trang chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi vào website của bạn
Để có thể thu hút nhiều khách hàng truy cập và tương tác với website của mình, doanh nghiệp cần duy trì vị trí trong top tìm kiếm.
Anchor Text giữ một vai trò đặc biệt trong SEO. Tuy nhiên, nhiều SEOer vẫn chưa khám phá được hết công dụng thực sự của nó trong việc tăng hạng website trên Google
Website tốt và chất lượng luôn được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc website bị tụt hạng là do các backlink xấu gây ra
SEO mũ trắng và SEO mũ đen là 2 trường phái đối lập trong lĩnh vực SEO. Và việc lựa chọn sẽ theo trường phái nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn
Tiêu đề (title) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành động của người dùng tìm kiếm khi tiếp cận một trang web
Hiểu chính mình sẽ nắm trong tay 50% cơ hội chiến thắng, hiểu rõ đối thủ sẽ quyết định 50% còn lại. Đó là lý do tại sao việc phân tích website đối thủ lại cực kỳ quan trọng trong SEO