Nội dung mỏng hay thin content đang là một trong những vấn đề gây đau đầu với các webmaster nhất hiện nay. Vậy thin content là gì? Có phải các bài viết có nội dung ngắn đều là thin content? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này cũng như biết cách phân tích, đánh giá nội dung trên trang và cách tối ưu lại các nội dung chưa đạt yêu cầu một cách hiệu quả nhất nhé!
Trước đây, chiến thuật nhồi nhét từ khóa, xây dựng các liên kết spam nhằm tăng thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm thực sự có hiệu quả và đem tăng trưởng lợi nhuận cho nhiều doanh nghiệp, bất chấp đánh đổi trải nghiệm của người dùng trên trang. Những nội dung spam này ngày càng xuất hiện tràn lan, khiến Google phải cho do mắt thuật toán Panda và tháng 2 năm 2011. Việc làm này đã giảm đáng kể những website kém chất lượng và trả về những kết quả đúng với search intent của người dùng hơn.
Sau đó, Google tiếp tục cho ra mắt hàng loạt các bản update và đến nay là E-A-T để hướng dẫn các website tối ưu theo đúng chuẩn mà công cụ tìm kiếm này mong muốn, mục đích cuối cùng là xây dựng những nội dung chất lượng hơn.
Từ những điều này, chúng ta có thể kết luận, Thin Content là:
Audit nội dung là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề thin content và giúp từ khóa tăng thứ hạng trở lại.
Thin content có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới thứ hạng của bạn trên trang kết quả tìm kiếm và khiến người dùng cảm thấy hụt hẫng khi đọc nội dung. Những nội dung mỏng là những content không chất lượng và không đủ chuyên sâu để giải quyết vấn đề của người dùng. Ngày nay, dựa trên cơ chế tính lương cho content writer theo số bài, thêm vào đó lại không có chiến lược nội dung dài hạn, tình trạng thin content đang ngày càng gây hậu quả nghiêm trọng hơn.
Liên tục xuất bản những nội dung mỏng, không phục vụ mục đích tìm kiếm của người dùng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh thương hiệu của bạn và không có sức thuyết phục người đọc thực hiện các hành động tương tác với website. Điều này dẫn đến giảm time on site ,tăng bounce rate, làm giảm độ uy tín của bạn trong mắt công cụ tìm kiếm và tệ hơn là phải hứng chịu Google thin content penalty.
Cùng đi vào chi tiết cách phân tích của chỉnh sửa nội dung để khắc phục tình trạng thin content hiệu nhé!
Để có bức tranh tổng quan nhất của website, bạn cần làm theo những bước sau:
Để thực hiện công việc này bạn có thể sử dụng công cụ SEO audit Screaming Frog.
Tiếp theo, sử dụng quy tắc 80/20 để xác định 20% nội dung quan trọng nhất trên web, đây thường là các trang có tính chuyển đổi, ROI cao mà bạn cần tập trung vào từ đầu.
Sau đó, hãy sử dụng Google Analytics để kiểm tra lưu lượng truy cập của từng trang trên web. Từ đó bạn có xác định được những trang đang có hiệu quả traffic cao để tập trung tối ưu.
Nghe có vẻ nhàm chán và tốn nhiều thời gian những thực ra đây lại là một công việc cực kỳ quan trọng. Nhiều nhà quản trị web hiện nay thậm chí còn không biết chính xác những nội dung trên trang của mình đang được triển khai thế nào. Không đầu tư đúng mực cho nội dung là một vấn đề lớn vì chính content trên trang là phương thức để cho người dùng thấy thương hiệu của bạn có uy tín không.
Vì vậy hãy kiểm tra lại các nội dung, chú trọng vào chất lượng nội dung và mức độ liên quan đến search intent của người dùng. Tiêu chí đánh giá một bài viết có phải nội dung mỏng hay không không phải là số từ vì bài càng dài không có nghĩa là sẽ đạt top cao hơn. Một content tốt có thể cô đọng các ý chính và đưa ra câu trả lời chính xác trong câu hỏi của người dùng với nội dung hết sức ngắn gọn. Thậm chí nếu bạn làm được điều này thì một bài viết 250 từ còn hiệu quả hơn một article 2500 từ nhưng lan man và không đi vào trọng tâm.
2 công cụ có thể hỗ trợ bạn trong quá trình này là Copyscape và Screaming Frog.
Nếu sử dụng Copyscape, bạn có thể nhập domain và hệ thống sẽ cho bạn biết tình trạng duplicate content trên trang. Đây là công đoạn đặc biệt quan trọng với những chuyên mục tin tức với số lượng bài đăng mỗi ngày lớn. Vì vậy nhà quản trị web nên sử dụng Copyscape để check duplicate content đều đặn hàng tuần để nhanh chóng phát hiện vấn đề.
Đối với Screaming Frog, bạn có thể sử dụng tính năng lọc theo số từ, mặc dù không phải cứ content ngắn đều là thin content tuy nhiên bạn vẫn nên kiểm tra nhóm này trước xem có thể cải thiện chấ t lượng cho chúng không.
Sau khi bạn đã xác định được những trang có nội dung mỏng, hãy thực hiện audit theo thứ tự ưu tiên. Trang nào có ROI cao nên được audit trước và trang ROI thấp, ít quan trọng nên để lại sau. Đây sẽ là công việc vất vả và mất rất nhiều thời gian tuy nhiên lại mang về cho bạn hiệu quả SEO xứng đáng. Và hãy luôn nhớ là một website chuẩn SEO, có nhiều từ khóa quan trọng đạt top trên công cụ tìm kiếm thì độ uy tín của thương hiệu trong mắt người dùng cũng tăng theo.
Trong quá trình audit SEO thin content, bạn cần lưu ý những điều sau:
Một hay một trăm trang có thin content đều có thể gây ra nhiều hậu quả cho website của bạn, vì vậy đừng quên kiểm tra và audit website định kỳ nhé!
Google Update là “cơn ác mộng” với tất cả các những người làm SEO. Bởi nó có thể khiến mọi nỗ lực đưa website lên top trước đó sụp đổ hoàn toàn chỉ trong một nốt nhạc
Nếu quy trình SEO của ban lâu nay vẫn cứng nhắc và rập khuôn theo một số gạch đầu dòng nhất định, thì ngay cả những SEOer lâu năm nhất cũng sẽ mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau đây.
Hiệu suất, tốc độ tải trang chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi vào website của bạn
Để có thể thu hút nhiều khách hàng truy cập và tương tác với website của mình, doanh nghiệp cần duy trì vị trí trong top tìm kiếm.
Anchor Text giữ một vai trò đặc biệt trong SEO. Tuy nhiên, nhiều SEOer vẫn chưa khám phá được hết công dụng thực sự của nó trong việc tăng hạng website trên Google
Website tốt và chất lượng luôn được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc website bị tụt hạng là do các backlink xấu gây ra
SEO mũ trắng và SEO mũ đen là 2 trường phái đối lập trong lĩnh vực SEO. Và việc lựa chọn sẽ theo trường phái nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn
Tiêu đề (title) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành động của người dùng tìm kiếm khi tiếp cận một trang web
Hiểu chính mình sẽ nắm trong tay 50% cơ hội chiến thắng, hiểu rõ đối thủ sẽ quyết định 50% còn lại. Đó là lý do tại sao việc phân tích website đối thủ lại cực kỳ quan trọng trong SEO