Time on site là chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng của một website. Cùng tìm hiểu các kiến thức liên quan đến khái niệm này cũng như cách tối ưu chỉ số time on site cho trang web của mình nhé.
Time on site (TOS) thể hiện thời gian trung bình người dùng ở trên trang web của bạn trong một phiên truy cập. Đối với SEO Onpage, time on site chính là một thước đo để phản ánh tính hữu ích của nội dung trang web. Thời gian trên trang càng cao chứng tỏ website càng hữu ích với người dùng. Đây cũng là một trong những tiêu chí xếp hạng website của Google.
Time on site cao hay thấp phản ánh chất lượng website
Bên cạnh Time on site, chúng ta cần quan tâm tới một thuật ngữ nữa là Time on page. Time on page phản ánh thời gian người dùng truy cập trên một trang nhất định trên website. Đó có thể là các link đích SEO hoặc trang landing page bán hàng.
Vậy Time On Site và Time Onpage, yếu tố nào cần quan tâm?
Thực tế, time on site không phải là KPI chính khi làm SEO. Thay vì theo dõi thời lượng trung bình khách hàng truy cập trên toàn site, chủ trang web sẽ quan tâm hơn tới thời gian người dùng ở lại trên một trang nhất định, cụ thể là landing page. Lý do là các trang này có khả năng tạo ra giá trị chuyển đổi, người dùng ở lại trang càng lâu thì khả năng click mua hàng càng lớn.
Tìm hiểu về cách tính time on site, cần xét đến 2 trường hợp:
Trong Google Analytics, chỉ số time on site được thể hiện dưới một tên gọi khác: thời lượng phiên (Session Duration) và thời gian trung bình của một phiên truy cập (Avg. Session Duration). Cách tính của 2 nhóm chỉ số này hoàn toàn giống nhau, cụ thể như sau:
Ví dụ 1: Khách truy cập vào trang web của bạn theo thứ tự như sau
Người dùng ở lại trên trang chủ: 1 phút
Trang 2: 4 phút
Trang 3: 0 phút
Lúc này, time on site là 5 phút.
Ví dụ 2: Người dùng truy cập vào trang chủ, sau đó mở thêm một tab mới
Lúc này, Google Analytics sẽ tính time on site theo tuyến tính hóa, tức là sắp xếp theo chuỗi thời gian liên tục. Lúc này, sơ đồ được thay đổi theo tuyến tính hóa như sau:
Trang chủ: 1 phút
Trang 4: 1 phút
Trang 2: 3 phút
Trang 3: 2 phút
Trang 5: 0 phút
Time on site trong trường hợp này là 7 phút.
Như vậy, việc tăng thời gian trên trang không đơn thuần là giữ chân khách hàng ở lại website càng lâu càng tốt, mà còn cần tăng khả năng tương tác của khách hàng trên site. Sau đây chúng tôi sẽ bật mí 7 cách tăng Time on site hiệu quả cho website.
Từ dữ liệu mà Google Analytics thu thập được, bạn sẽ biết được đường dẫn của khách hàng đến trang web của mình. Từ đó, bạn có thể so sánh lưu lượng truy cập đến các liên kết đó trên nhiều kênh khác nhau (Google, Facebook, Youtube, các Forum…). Kết quả so sánh như vậy cho phép bạn xác định kênh nào có kết quả người dùng tốt nhất.
Tiếp theo, bạn có thể đo lường mức độ tương tác của người dùng. Phân tích số lượng các trang mà người dùng đã xem sau khi bắt đầu một phiên truy cập. Bạn phải đánh giá được trang nào đang thúc đẩy lưu lượng truy cập nhiều nhất và trang nào đang có tỷ lệ người dùng rời đi cao nhất để kịp thời điều chỉnh. Hãy tập trung đầu tư nguồn lực và tâm huyết cho những trang nhận được nhiều lượng truy cập này.
Có một sự thật mà bạn tuyệt đối không thể phủ nhận, đó là: Chỉ những website có nội dung hay, giá trị và hấp dẫn mới có khả năng “giữ chân” khách hàng ở lại lâu hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc nâng cấp nội dung là một cách tăng Time on site hiệu quả nhất và bền vững nhất.
Cung cấp nhiều thông tin giá trị cho người dùng để tăng time on site
Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, nếu lần đầu vào một trang web mà nội dung bài viết kém chất lượng thì chắc chắn bạn sẽ rời đi ngay lập tức hoặc thậm chí không bao giờ quay lại trang web đó nữa. Do đó, bạn cần nỗ lực tạo ra những nội dung hấp dẫn ngay từ đầu. Để khi khách hàng truy cập lần đầu tiên, họ có nhiều khả năng truy cập vào các trang khác trên website. Những bài viết trên trang cần có nội dung rõ ràng, sáng tạo và phải giải quyết được nhu cầu của khách hàng.
Liên kết nội bộ (Internal link) là những mắt xích giúp người dùng khám phá sâu website của bạn. Tuy nhiên, việc chèn các internal link vào bài viết cần khéo léo và có chiến lược cụ thể. Bạn chỉ nên đính kèm các đường dẫn có nội dung liên quan, bổ trợ lẫn nhau và đặt ở vị trí dễ nhìn.
Đây là một mẹo khá phổ biến thường được áp dụng để tăng Time on site. Khi chèn video, khách truy cập click vào xem video. Điều đó đồng nghĩa với việc thời gian ở lại trên trang sẽ kéo dài hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng điều này bởi dung lượng các video lớn sẽ làm giảm tốc độ tải trang ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Thêm video vào bài viết giúp tăng time on site và tăng trải nghiệm người dùng
Tâm lý người dùng thích tham khảo review từ những người đã từng sử dụng sản phẩm. Đó là lý do tại sao nên tích hợp tính năng Comment trên các trang bán hàng. Khách hàng sẽ dừng chân lâu hơn để đọc các bình luận phía dưới bài viết và tham gia tranh luận. Tuy nhiên, không phải loại Landing Page nào cũng chèn được comment, hãy cân nhắc chèn vào trang mang lại hiệu quả cao hơn.
Đối với phần còn lại của các trang web đang phát triển, liên kết lỗi 404 sẽ xuất hiện thường xuyên. Nếu trang web của bạn cũng có những vấn đề này thường xuyên. Bạn nên thiết kế trang 404 chuẩn SEO để tạo sự hoàn thiện hơn với người dùng. Thậm chí có thể điều hướng người dùng bằng redirect 301. Bởi lẽ trang 404 là trang trắng và điều này sẽ làm người dùng rời khỏi trang web của bạn ngay lập tức.
Một cách hiệu quả khác để tăng thời gian trên trang web là sử dụng một tab mới cho các external link bằng lệnh Anchor text .
Sử dụng tính năng New tab cho các backlink out ra ngoài
Quản trị viên web có trách nhiệm giữ người dùng trên trang web trong một thời gian dài. Do đó, sử dụng phương pháp này đồng nghĩa với việc khi người dùng tìm thấy một trang thông tin khác mà không cần rời khỏi trang hiện tại.
Trên đây là khái niệm về Time on site và các cách tăng Time on site cơ bản nhất. Thời gian trên trang có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng SEO. Do đó, hãy kết hợp linh hoạt 7 phương pháp mà chúng tôi vừa nêu trên để mang lại hiệu quả cao nhất!
Google Update là “cơn ác mộng” với tất cả các những người làm SEO. Bởi nó có thể khiến mọi nỗ lực đưa website lên top trước đó sụp đổ hoàn toàn chỉ trong một nốt nhạc
Nếu quy trình SEO của ban lâu nay vẫn cứng nhắc và rập khuôn theo một số gạch đầu dòng nhất định, thì ngay cả những SEOer lâu năm nhất cũng sẽ mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau đây.
Hiệu suất, tốc độ tải trang chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi vào website của bạn
Để có thể thu hút nhiều khách hàng truy cập và tương tác với website của mình, doanh nghiệp cần duy trì vị trí trong top tìm kiếm.
Anchor Text giữ một vai trò đặc biệt trong SEO. Tuy nhiên, nhiều SEOer vẫn chưa khám phá được hết công dụng thực sự của nó trong việc tăng hạng website trên Google
Website tốt và chất lượng luôn được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc website bị tụt hạng là do các backlink xấu gây ra
SEO mũ trắng và SEO mũ đen là 2 trường phái đối lập trong lĩnh vực SEO. Và việc lựa chọn sẽ theo trường phái nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn
Tiêu đề (title) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành động của người dùng tìm kiếm khi tiếp cận một trang web
Hiểu chính mình sẽ nắm trong tay 50% cơ hội chiến thắng, hiểu rõ đối thủ sẽ quyết định 50% còn lại. Đó là lý do tại sao việc phân tích website đối thủ lại cực kỳ quan trọng trong SEO